Giải Bài tập 6 trang 11 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức

Hãy diễn tả lại một cách ngắn gọn về những điều được gợi lên trong khổ thơ. Bạn hiểu như thế nào về nghĩa của câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.”?


Đọc lại khổ 2 của bài thơ Tràng giang trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.59) và trả lời các câu hỏi: 


Câu 1

Câu 1 (trang 11, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Hãy diễn tả lại một cách ngắn gọn về những điều được gợi lên trong khổ thơ.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại khổ 2, đưa ra nội dung chính của khổ thơ. 


Lời giải chi tiết:

Những ngọn gió vẫn đang nhẹ thổi trên dòng sông, làm cho lòng người có những cảm giác man mác, và sóng vỗ trên những rặng liễu và đìu hiu những nỗi buồn man mác của con người, giá trị thơ để lại cho chúng ta đó là những hình ảnh mang đậm giá trị và màu sắc thơ giàu sức biểu cảm nó đã mang lại được những giá trị to lớn, lơ thơ đã nói về mức độ thưa thớt của sự vật hiện tượng, và trong không gian yên tĩnh đó xuất hiện những tiếng của làng xa đang buồn vãn chợ chiều… trên cao tác giả đang ngắm nhìn những ánh sáng hiu hắt và những ánh nắng từ trên cao rọi xuống, hình ảnh thơ thật dài, thơ mộng, và tạo nên những sức sống mạnh mẽ và thu hút lòng người, giá trị của lời thơ mang màu sắc quê hương, những bến cô liêu những dòng sông dài đậm chất buồn và cả cảm xúc về những nỗi nhớ, và sự mênh mang của đất trời. 



Câu 2

Câu 2 (trang 11, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Bạn hiểu như thế nào về nghĩa của câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.”?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại câu thơ, xác định nghĩa của các cụm từ và suy ra nghĩa của cả câu. 


Lời giải chi tiết:

Như tự nhiên vốn có, không gian chợ búa gợi sự đông vui, tấp nập, nhưng trong đoạn thơ, hình ảnh chợ xuất hiện mà chẳng thấy chút hơi ấm của cuộc sống, tiếng cười nói, mua bán của con người. Vạn vật như nằm trong sự tĩnh lặng đến tuyệt đối. 



Câu 3

Câu 3 (trang 11, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Hãy chỉ ra sự tương hợp giữa các hình ảnh xuất hiện trong khổ thơ.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại đoạn thơ để chỉ ra sự tương hợp giữa các hình ảnh. 


Lời giải chi tiết:

Qua các hình ảnh xuất hiện trong khổ thơ thể hiện: Càng rộng, càng cao, càng sâu bao nhiêu thì cảnh vật càng buồn vắng, lẻ loi bấy nhiêu. Sông tuy dài mà bến bờ cô lẻ, nỗi buồn như mở rộng theo chiều kích không gian, thấm sâu trong từng hơi thở.



Câu 4

Câu 4 (trang 11, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích dấu ấn của phép đối trong thơ Đường luật ở hai câu sau của khổ thơ. Việc tác giả vận dụng phép đối (theo một cách rất linh hoạt) trong trong trường hợp này đạt hiệu quả nghệ thuật gì? 


Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại đoạn thơ, chỉ ra và phân tích phép đối trong khổ thơ. 


Lời giải chi tiết:

Nhà thơ sử dụng nghệ thật đối ý nắng xuống và trời lên để gợi sự chuyển động hai chiều của đất trời và cũng là nỗi buồn trong tâm trạng của nhà thơ. Đứng giữa một vùng mênh mông sông nước, đất trời hun hút, con người càng nhỏ bé hơn và nỗi buồn thì dài vô tận. 



Câu 5

Câu 5 (trang 11, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Bạn hiểu như thế nào về từ “cô liêu”? Hãy nêu một số từ ngữ khác gần gũi về nghĩa với từ này. 


Phương pháp giải:

Xác định nghĩa của từ cô liêu để đưa ra một số từ ngữ khác có nghĩa gần.


Lời giải chi tiết:

-  Cô liêu là một tính từ miêu tả sự lẻ loi và hoang vắng.

- Một số từ ngữ: hoang vắng, vắng vẻ, hiu quạnh…