Giải Bài tập 2 trang 18 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc lại văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn trong SGK (tr. 59 – 62) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Bài tập 2. Đọc lại văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn trong SGK (tr. 59 – 62) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Câu 1
Câu 1 (trang 18, SBT Ngữ Văn 8 tập 1)
Tác giả nhắc tới những tấm gương trung thần, nghĩa sĩ nhằm mục đích gì?
A. Nhắc nhở các tì tướng về mối nguy nước mất nhà tan
B. Tác động vào lòng tự trọng của các tì tướng
C. Khơi dậy lòng căm thù giặc của các tì tướng
D. Khơi dậy khát vọng lập công danh của các tì tướng
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích Hịch tướng sĩ
Lời giải chi tiết:
B. Tác động vào lòng tự trọng của các tì tướng
Câu 2
Câu 2 (trang 18, SBT Ngữ Văn 8 tập 1)
Các cụm từ "đặt mồi lửa vào dưới đống củi", "kiêng canh nóng mà thổi rau nguội" có ý nghĩa gì?
A. Luôn cảnh giác, không khinh địch
B. Cẩn thận với lửa bỏng
C. Việc đun nấu thức ăn phải đúng cách
D. Cần quan tâm tới việc nấu nướng
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích Hịch tướng sĩ
Lời giải chi tiết:
A. Luôn cảnh giác, không khinh địch
Câu 3
Câu 3 (trang 19, SBT Ngữ Văn 8 tập 1)
Đoạn từ “Nay các ngươi nhìn chủ nhục” đến “muốn vui chơi phỏng có được không?” và đoạn từ “Nay ta bảo thật các ngươi” đến “không muốn vui chơi phỏng có được không?” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Nguyên nhân – kết quả
B. Đối lập
C. Giả thiết – kết quả
D. Tương đồng
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích Hịch tướng sĩ
Lời giải chi tiết:
B. Đối lập
Câu 4
Câu 4 (trang 19, SBT Ngữ Văn 8 tập 1)
Câu văn “Vì sao vậy?” trong đoạn cuối của bài hịch nhằm mục đích gì?
A. Để thể hiện điều tác giả chưa hiểu, chưa rõ
B. Để tác giả hỏi các tì tướng
C. Để tác giả tự hỏi mình
D. Để nhấn mạnh thông tin cần biểu đạt
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
D. Để nhấn mạnh thông tin cần biểu đạt
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải Bài tập 2 trang 18 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống timdapan.com"