Bài II.5, II.6, II.7, II.8 trang 38,39 SBT Vật lí 10

Giải bài II.5, II.6, II.7, II.8 trang 38,39 sách bài tập vật lý 10. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 15 cm. Lò xo được giữ cố định một đầu. còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 4,5 N. Khi ấy lò xo dài 18 cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu ?


II.5.

Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 15 cm. Lò xo được giữ cố định một đầu. còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 4,5 N. Khi ấy lò xo dài 18 cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu ?

A. 150 N/m.      

B. 30 N/m.      

C. 25 N/m.           

D. 1,5 N/m.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức \({F_{dh}} = k.\Delta x\)

Lời giải chi tiết:

\({F_{dh}} = k.\Delta x \\\to k = \dfrac{{{F_{dh}}}}{{\Delta x}}\\ = \dfrac{{4,5}}{{(18 - 15){{.10}^{ - 2}}}} = 150N/m\)

Chọn đáp án A


II.6.

Một ô tô có khối lượng 1500 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với tốc độ 45 km/h. Biết bán kính cong của cầu là 75 m. Lấy g = 10 m/s2. Áp lực của ô tô lên cầu vượt tại điểm cao nhất là

A. 15 000 N.

B. 3 120 N.

C18 100 N.                                                

D. 11 875 N.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính lực hướng tâm \({F_{ht}} = \dfrac{{m{v^2}}}{r}\)

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}{F_{ht}} = P - N = \dfrac{{m{v^2}}}{r} \\\to N = m(g - \dfrac{{{v^2}}}{r})\\ \to N = 1500(10 - \dfrac{{{{12,5}^2}}}{{75}}) = 11875N\end{array}\)

Chọn đáp án D


II.7.

Cặp lực nào dưới đây là cặp "lực và phản lực" theo định luật III Niu-tơn ? Cặp lực nào là cặp lực cân bằng ?

a) Con ngựa kéo xe chuyển động có gia tốc về phía trước ; xe kéo ngựa về phía sau.

b) Con ngựa kéo xe về phía trước nhưng xe vẫn đứng yên ; xe kéo ngựa về phía sau.

c) Con ngựa kéo xe về phía trước nhưng xe vẫn đứng yên ; mặt đất tác dụng vào xe một lực bằng về độ lớn nhưng ngược chiều.

d) Trái Đất tác dụng vào xe một lực hút hướng thẳng đứng xuống dưới ; mặt đất tác dụng vào xe một lực bằng về độ lớn và ngược chiều ?

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về lực và phản lực:

- Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (và mất đi) đồng thời

- Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều

- Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau

Lời giải chi tiết:

Cặp "lực và phản lực": a và b

Cặp "lực cân bằng": c và d


II.8.

Một quả bóng, khối lượng 0,2 kg được ném về phía một vận động viên bóng chày với tốc độ 30 m/s. Người đó đùng gậy đập vào quả bóng cho bay ngược lại với vận tốc 20 m/s. Thời gian gậy tiếp xúc với bóng là 0,025 s. Hỏi ỉực mà bóng tác dụng vào gậy có độ lớn bằng bao nhiêu và có hướng thế nào ?

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức \(F = ma;a = \dfrac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

Lời giải chi tiết:

Chọn chiều dương là chiều chuyển động lúc đầu của quả bóng.

Lực mà gậy đập vào quả bóng là:

\(F = ma = \displaystyle m{{\Delta v} \over {\Delta t}} \\= \displaystyle 0,2{{\left[ {( - 20) - (30)} \right]} \over {0,025}} = - 400(N)\)

Lực mà bóng tác dụng vào gậy là \(F’ = - F = 400 N\).

\(F’ > 0\) => Lực  hướng theo chiều chuyển động ban đầu của quả bóng.