Giải bài 6: Luyện tập chung (tiết 2) trang 22, 23 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Đặt tính rồi tính và thử lại (theo mẫu) Tính giá trị của biểu thức. a) a + b – 457 với a = 643 và b = 96.
Câu 1
Đặt tính rồi tính và thử lại (theo mẫu)
a) 13 107 x 9
b) 61 237 : 7
Phương pháp giải:
- Đặt tính
- Với phép nhân: Nhân lần lượt từ phải sang trái
- Với phép chia: Chia lần lượt từ trái sang phải
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Tính giá trị của biểu thức.
a) a + b – 457 với a = 643 và b = 96.
b) 1 304 x m : n với m = 7 và n = 8
Phương pháp giải:
Thay chữ bằng số vào biểu thức rồi tính giá trị biểu thức đó.
Lời giải chi tiết:
a) Với a = 643, b = 96 thì a + b – 457 = 643 + 96 – 457 = 739 – 457 = 282
b) Với m = 7, n = 8 thì 1 304 x m : n = 1 304 x 7 : 8 = 9 128 : 8 = 1 141
Câu 3
Việt mua 8 quyển vở và 1 quyển truyện thiếu nhi. Một quyển vở giá 6 500 đồng, một quyển truyện thiếu nhi giá 18 000 đồng. Việt đưa cho cô bán hàng tờ tiền 100 000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại Việt bao nhiêu tiền?
Phương pháp giải:
1. Giá tiền của 8 quyển vở = giá tiền một quyển vở x 8
2. Tìm số tiền Việt đã mua = giá tiền của 8 quyển vở + giá tiền 1 quyển truyện
3. Số tiền cô bán hàng trả lại Việt = Số tiền Việt đưa cô bán hàng – số tiền Việt đã mua
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Mua 8 quyển vở và 1 quyển truyện
1 quyển vở: 6 500 đồng
1 quyển truyện: 18 000 đồng
Đưa: 100 000 đồng
Trả lại: ? đồng
Bài giải
Giá tiền của 8 quyển vở là:
6 500 x 8 = 52 000 (đồng)
Giá tiền của 8 quyển vở và 1 quyển truyện thiếu nhi là:
52 000 + 18 000 = 70 000 (đồng)
Cô bán hàng phải trả lại cho Việt số tiền là:
10 000 – 70 000 = 30 000 (đồng)
Đáp số: 30 000 đồng
Câu 4
Tính giá trị biểu thức.
a) (13 528 – 7 425) x 5
b) 18 463 + 7 520 + 4 380
Phương pháp giải:
a) Nếu biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.
b) Nếu biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện lần lượt từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
a) (13 528 – 7 425) x 5 = 6 103 x 5
= 30 515
b) 18 463 + 7 520 + 4 380 = 25 983 + 4 380
= 30 363
Câu 4
Nam hỏi chị Lan: Chị Lan ơi, năm nay chị bao nhiêu tuổi?
Chị Lan trả lời: Năm nay, tuổi của chị là số lẻ bé nhất có hai chữ số khác nhau.
Em hãy cùng Nam tìm tuổi của chị Lan năm nay.
Phương pháp giải:
- Dựa vào kiến thức số tự nhiên để trả lời câu hỏi.
- Các số có chữ số tận cùng 1; 3; 5; 7; 9 là các số số lẻ
Lời giải chi tiết:
Số lẻ bé nhất có hai chữ số khác nhau là số 13.
Vậy chị Lan năm nay 13 tuổi.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải bài 6: Luyện tập chung (tiết 2) trang 22, 23 vở bài tập Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống timdapan.com"