Bài 58 trang 57 Vở bài tập toán 6 tập 2

Giải bài 58 trang 57, 58 VBT toán 6 tập 2. Tìm x, biết ...


Đề bài

Tìm x, biết: 

a) \( \displaystyle x.{3 \over 7} = {2 \over 3}\)

b) \( \displaystyle x:{8 \over {11}} = {{11} \over 3}\)

c) \( \displaystyle {2 \over 5}:x = {{ - 1} \over 4}\)

d) \( \displaystyle {4 \over 7}.x - {2 \over 3} = {1 \over 5}\)

e) \( \displaystyle {2 \over 9} - {7 \over 8}.x = {1 \over 3}\)

g) \( \displaystyle {4 \over 5} + {5 \over 7}:x = {1 \over 6}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

+) Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

+) Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

+) Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.

+) Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

+) Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

Cách chia 2 phân số cho nhau:

Hai số gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng 1.

Muốn chia một phân số hay một số nguyên cho một phân số, ta nhân số bị chia với số nghịch đảo của số chia.

\(\begin{array}{l}
\dfrac{a}{b}:\dfrac{c}{d} = \dfrac{a}{b}.\dfrac{d}{c} = \dfrac{{a.d}}{{b.c}}\\
a:\dfrac{c}{d} = a.\dfrac{d}{c} = \dfrac{{a.d}}{c}\,\,\left( {c \ne 0} \right)
\end{array}\) 

Lời giải chi tiết

a) \( \displaystyle x.{3 \over 7} = {2 \over 3}\)

\( \displaystyle x = {2 \over 3}:{3 \over 7} = {2 \over 3}.{7 \over 3}={2.7 \over 3.3}= {{14} \over 9}\)

b) \( \displaystyle x:{8 \over {11}} = {{11} \over 3}\)

\(x = \dfrac{{11}}{3} \cdot \dfrac{8}{{11}} = \dfrac{{1.8}}{{3.1}} = \dfrac{8}{3}.\)

c) \( \displaystyle {2 \over 5}:x = {{ - 1} \over 4}\)

\( \displaystyle x = {2 \over 5}:{{ - 1} \over 4}  = {2 \over 5}.{4 \over { - 1}}= {8 \over { - 5}}= {{ - 8} \over 5}\)

d) \( \displaystyle {4 \over 7}.x - {2 \over 3} = {1 \over 5}\)

 \( \displaystyle {4 \over 7}.x = {1 \over 5} + {2 \over 3}= {{3 + 10} \over {15}}= {{13} \over {15}}\)

\( \displaystyle x = {{13} \over {15}}:{4 \over 7}= {{13} \over {15}}.{7 \over 4}={{13.7} \over {15.4}}= {{91} \over {60}}\) .

e) \( \displaystyle {2 \over 9} - {7 \over 8}.x = {1 \over 3}\)

 \( \displaystyle {7 \over 8}.x = {2 \over 9} - {1 \over 3} = {{2 - 3} \over 9} = {{ - 1} \over 9}\)

 \( \displaystyle x = {{ - 1} \over 9}:{7 \over 8} = {{ - 1} \over 9}.{8 \over 7}= {{ - 8} \over {63}}\)

g) \( \displaystyle {4 \over 5} + {5 \over 7}:x = {1 \over 6}\)

\( \displaystyle {5 \over 7}:x = {1 \over 6} - {4 \over 5}= {{5 - 24} \over {30}}={{ - 19} \over {30}}\)

 \( \displaystyle x = {5 \over 7}:{{ - 19} \over {30}}= {{5.30} \over {7.\left( { - 19} \right)}}\)\( \displaystyle = {{150} \over { - 133}} = {{ - 150} \over {133}}\) 

Bài giải tiếp theo
Bài 59 trang 58 Vở bài tập toán 6 tập 2
Bài 60 trang 58 Vở bài tập toán 6 tập 2
Phần câu hỏi bài 12 trang 55 Vở bài tập toán 6 tập 2

Video liên quan