Giải bài 3 trang 13 sách bài tập toán 10 - Chân trời sáng tạo
Điền kí hiệu thích hợp vào chỗ chấm
Đề bài
Điền kí hiệu \(\left( { \in , \notin , \subset , \not\subset , = } \right)\) thích hợp vào chỗ chấm
a) \(0...\left\{ {0;1;2} \right\}\)
b) \(\left\{ {0;1} \right\}...\mathbb{Z}\)
c) \(0...\left\{ {x\left| {{x^2} = 0} \right.} \right\}\)
d) \(\left\{ 0 \right\}...\left\{ {x\left| {{x^2}} \right. = x} \right\}\)
e) \(\emptyset ...\left\{ {x \in \mathbb{R}\left| {{x^2} + 4 = 0} \right.} \right\}\)
g) \(\left\{ {4;1} \right\}...\left\{ {x\left| {{x^2} - 5x + 4 = 0} \right.} \right\}\)
h) \(\left\{ {n;a;m} \right\}...\left\{ {m;a;n} \right\}\)
i) \(\left\{ {nam} \right\}...\left\{ {n;a;m} \right\}\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+) Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng, kí hiệu \(\emptyset \)
+) Phần tử a thuộc tập hợp A thì ta viết \(a \in A\), ngược lại \(a \notin A\)
+) A là tập hợp con của B nếu mọi phần tử của A đều là phần tử của B, kí hiệu \(A \subset B\), ngược lại \(A \not\subset B\)
+) Hai tập hợp A và B gọi là bằng nhau nếu \(A \subset B\)và \(B \subset A\)
Lời giải chi tiết
a) Tập hợp \(\left\{ {0;1;2} \right\}\) chứa 0 nên \(0 \in \left\{ {0;1;2} \right\}\)
b) \(\left\{ {0;1} \right\}\)là một tập hợp và nó là một tập con của tập hợp số nguyên nên \(\left\{ {0;1} \right\} \subset \mathbb{Z}\)
c) \({x^2} = 0\) chỉ có nghiệm duy nhất là \(x = 0\) và 0 là một phần tử nên \(0 \in \left\{ {x\left| {{x^2} = 0} \right.} \right\}\)
d) Phương trình \({x^2} = x\) có hai nghiệm là 0 và 1, mặt khác \(\left\{ 0 \right\}\)là một tập hợp nên \(\left\{ 0 \right\} \subset \left\{ {x\left| {{x^2}} \right. = x} \right\}\)
e) Phương trình \({x^2} + 4 = 0\) vô nghiệm nên \(\emptyset = \left\{ {x \in \mathbb{R}\left| {{x^2} + 4 = 0} \right.} \right\}\)
g) Ta có: \({x^2} - 5x + 4 = 0 \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {x - 4} \right) = 0\) có hai nghiệm là 1 và 4 nên \(\left\{ {4;1} \right\} = \left\{ {x\left| {{x^2} - 5x + 4 = 0} \right.} \right\}\)
h) Các phần tử trong hai tập hợp giống nhau nên \(\left\{ {n;a;m} \right\} = \left\{ {m;a;n} \right\}\)
i) Hai tập hợp này có các phần tử hoàn toàn khác nhau nên \(\left\{ {nam} \right\} \not\subset \left\{ {n;a;m} \right\}\)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải bài 3 trang 13 sách bài tập toán 10 - Chân trời sáng tạo timdapan.com"