Bài 26.13; 26.14 trang 59 SBT Hóa học 12
Giải bài 26.13; 26.14 trang 59 sách bài tập hóa học 12 - Cho a gam hỗn hợp BaCO3 và CaCO3 tác dụng hết với V lít dung dịch HCl 0,4M thấy giải phóng 4,48 lít CO2 (đktc), dẫn khí thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
Câu 26.13.
Cho a gam hỗn hợp BaCO3 và CaCO3 tác dụng hết với V lít dung dịch HCl 0,4M thấy giải phóng 4,48 lít CO2 (đktc), dẫn khí thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
a) Khối lượng kết tủa thu được là
A. 10 g. B. 15 g
C. 20 g D. 25 g.
b) Thể tích dung dịch HCl cần dùng là
A. 1,0 lít. B. 1,5 lít.
C. 1,6 lít. D. 1,7 lít.
c) Giá trị của a nằm trong khoảng nào dưới đây ?
A. 10 g < a < 20 g B. 20 g < a < 35,4 g
C. 20 g < a < 39,4 g D. 20 g < a < 40 g
Phương pháp giải
a. Từ phương trình, suy ra số mol của CaCO3
Từ đó tính được khối lượng kết tủa.
b. Dựa vào 2 PTHH, nhận xét mối quan hệ về số mol giữa HCl và CO2
Từ đó tính được thể tích dung dịch HCl.
c. Giả sử hỗn hợp ban đầu chỉ có BaCO3, tính ra giá trị lớn nhất của a
Giả sử hỗn hợp ban đầu chỉ có CaCO3, tính ra giá trị nhỏ nhất của a
Giải chi tiết
a. PTHH: \(C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{{\text{O}}_3} + {H_2}O\)
\({n_{C{O_2}}} = \dfrac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2\,\,mol \to {n_{CaC{{\text{O}}_3}}} = {n_{C{O_2}}} = 0,2\,\,mol\)
\( \to {m_{CaC{{\text{O}}_3}}} = 0,2.100 = 20\,\,gam\)
\( \to\) Chọn C.
b. PTHH:
\(BaC{{\text{O}}_3} + 2HCl \to BaC{l_2} + C{O_2} + {H_2}O\)
\(CaC{{\text{O}}_3} + 2HCl \to CaC{l_2} + C{O_2} + {H_2}O\)
Nhận xét: Từ PTHH ta thấy \({n_{HCl}} = 2{n_{C{O_2}}} = 0,4\,\,mol\)
\( \to {V_{HCl}} = \dfrac{{0,4}}{{0,4}} = 1,0\,\,lít\)
\( \to\) Chọn A.
c. Giả sử hỗn hợp ban đầu chỉ có BaCO3
\({n_{BaC{{\text{O}}_3}}} = {n_{C{O_2}}} = 0,2\,\,mol \to {m_{BaC{{\text{O}}_3}}} = 0,2.197 = 39,4\,\,gam\)
Giả sử hỗn hợp ban đầu chỉ có CaCO3
\({n_{CaC{{\text{O}}_3}}} = {n_{C{O_2}}} = 0,2\,\,mol \to {m_{CaC{{\text{O}}_3}}} = 0,2.100 = 20\,\,gam\)
Thực tế, hỗn hợp ban đầu chứa cả BaCO3 và CaCO3 nên giá trị của a nằm trong khoảng 20 gam < a < 39,4 gam
\( \to\) Chọn C.
Câu 26.14.
Trong một cốc nước có chứa 0,03 mol Na+; 0,01 mol Ca2+; 0,01 mol
Mg2+, 0,04 mol \(HCO_3^ - \); 0,01 mol Cl-; 0,01 mol \(SO_4^{2 - }\). Nước trong cốc thuộc loại
A. nước cứng tạm thời.
B. nước cứng vĩnh cửu.
C. nước cứng toàn phần.
D. nước mềm.
Phương pháp
Xem thêm lý thuyết về nước cứng tại đây
Giải chi tiết
Nước trong cốc chứa các anion \(HCO_3^ - ,C{l^ - },SO_4^{2 - }\) nên nước trong cốc là nước cứng toàn phần.
\( \to\) Chọn C.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 26.13; 26.14 trang 59 SBT Hóa học 12 timdapan.com"