Bài 26.1; 26.2; 26.3; 26.4; 26.5; 26.6 trang 57 SBT Hóa học 12

Giải bài 26.1; 26.2; 26.3; 26.4; 26.5; 26.6 trang 57 sách bài tập Hóa học 12 - Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị là


Câu 26.1.

Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hoá trị là

A. 1e.                                     B. 2e.

C. 3e.                                    D. 4e.

Phương pháp

Dựa vào lý thuyết về các kim loại kiềm thổ

Giải chi tiết 

Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị là 2 electron.

\( \to\) Chọn B.


Câu 26.2.

Chỉ dùng thêm thuốc thử nào cho dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch : H2SO4, BaCl2, Na2SO4 ?

A. Quỳ tím.                                

B. Bột kẽm.

C. Na2CO3.                            

D. Quỳ tím hoặc bột kẽm hoặc Na2CO3.

Phương pháp

Thử với từng loại thuốc thử, thấy dùng quỳ tím, bột kẽm hoặc Na2CO3 đều nhận biết được 3 dung dịch H2SO4, BaCl2, Na2SO4

Giải chi tiết

1. Dùng thuốc thử là quỳ tím

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: H2SO4

+ Không có hiện tượng: BaCl2, Na2SO4

- Cho dung dịch H2SO4 đã nhận biết được vào 2 dung dịch chưa nhận biết được

+ Xuất hiện kết tủa trắng: BaCl2

+ Không có hiện tượng: Na2SO4

H2SO4 + BaCl2 \( \to\) BaSO4 + 2HCl

2. Dùng thuốc thử là bột kẽm

+ Xuất hiện khí không màu thoát ra: H2SO4

Zn + H2SO4 \( \to\) ZnSO4 + H2

+ Không có hiện tượng: BaCl2, Na2SO4

- Cho dung dịch H2SO4 đã nhận biết được vào 2 dung dịch chưa nhận biết được

+ Xuất hiện kết tủa trắng: BaCl2

H2SO4 + BaCl2 \( \to\) BaSO4 + 2HCl

+ Không có hiện tượng: Na2SO4

3. Dùng thuốc thử là Na2CO3

+ Xuất hiện khí không màu thoát ra: H2SO4

Na2CO3 + H2SO4 \( \to\) Na2SO4 + CO2 + H2O

+ Xuất hiện kết tủa trắng: BaCl2

Na2CO3 + BaCl2 \( \to\) BaCO3 + 2NaCl

+ Không có hiện tượng: Na2SO4

\( \to\) Chọn D.


Câu 26.3.

Cho các chất : Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Dựa vào mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ, dãy biến đổi nào sau đây có thể thực hiện được ?

A. Ca → CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO

B. Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3

C. CaCO3 → Ca → CaO → Ca(OH)2

D. CaCO3 →Ca(OH)2 → Ca→ CaO

Phương pháp

Dựa vào mối quan hệ giữa các hợp chất

Giải chi tiết

2Ca + O2 \( \to\) 2CaO

CaO + H2O \( \to\) Ca(OH)2

Ca(OH)2 + Na2CO3 \( \to\) CaCO3 + 2NaOH

\( \to\) Chọn B


Câu 26.4.

Có thể dùng chất nào sau đây để làm mềm nước có tính cứng tạm thời ?

A. NaCl                     B. H2SO4

C. Na2CO3                 D. KNO3

Phương pháp

Dựa vào lý thuyết về nước cứng.

Giải chi tiết

Để làm mềm nước cứng tạm thời, ta sử dụng Na2CO3

\( \to\) Chọn C.


Câu 26.5.

Anion gốc axit nào sau đây có thể làm mềm nước cứng ?

A. NO3-                                 B. SO4 2-

C. CIO4-                                D. PO4 3-

Phương pháp

Để làm mềm nước cứng, ta loại bỏ ion Ca2+ và Mg2+ bằng cách tạo kết tủa với các ion này

Giải chi tiết

Anion làm mềm nước cứng là \(PO_4^{3 - }\)

\( \to\) Chọn D.


Câu 26.6.

Trong một dung dịch có a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl- , d mol \(HCO_3^ - \) . Biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d là

A. a + b = c + d.          B. 2a + 2b = c + d.

C. 3a + 3b = c + d       D. 2a + c = b + d

Phương pháp

Áp dụng phương pháp bảo toàn điện tích

Giải chi tiết

Áp dụng phương pháp bảo toàn điện tích: \(2{n_{C{a^{2 + }}}} + 2{n_{M{g^{2 + }}}} = {n_{C{l^ - }}} + {n_{HCO_3^ - }}\)

\( \to 2{\text{a}} + 2b = c + d\)

\( \to\) Chọn B.