Bài 12.9 trang 34 SBT Vật Lí 12

Giải bài 12.9 trang 34 sách bài tập vật lí 12. Cho các dòng điện tức thời


Đề bài

Cho các dòng điện tức thời:

a) \({i_1} = 5{\rm{cos(}}100\pi t - \dfrac{\pi }{3})(A)\)

b) \({i_2} = 8{\rm{cos(}}100\pi t + \dfrac{\pi }{6})(A)\)

c) \({i_3} = 4\sqrt 2 {\rm{cos(}}100\pi t - \dfrac{\pi }{4})(A)\)

Xác định những thời điểm tại đó các cường độ dòng điện trên dây đạt:

\(1.\) giá trị cực đại hoặc cực tiểu.

\(2.\) giá trị cực đại.

\(3.\) giá trị \(0.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng công thức:

+ Dòng điện đạt cực đại hoặc cực tiểu  khi \(\omega t + \varphi  = k\pi \)

+ Dòng điện đạt cực đại khi \(\omega t + \varphi  = k2\pi \)

+ Dòng điện đạt giá trị \(0\)khi \(\omega t + \varphi  = (2k + 1)\dfrac{\pi }{2}\)

Lời giải chi tiết

a) Dòng điện \({i_1} = 5{\rm{cos(}}100\pi t - \dfrac{\pi }{3})(A)\)

+ Dòng điện đạt cực đại hoặc cực tiểu  khi \(100\pi t - \dfrac{\pi }{3} = k\pi\\  \Rightarrow t = \dfrac{1}{{100\pi }}(\dfrac{\pi }{3} + k\pi )\)

+ Dòng điện đạt cực đại khi \(100\pi t - \dfrac{\pi }{3} = k2\pi \\ \Rightarrow t = \dfrac{1}{{100\pi }}(\dfrac{\pi }{3} + k2\pi )\)

+ Dòng điện đạt giá trị \(0\)khi \(100\pi t - \dfrac{\pi }{3} = (2k + 1)\dfrac{\pi }{2}\\ \Rightarrow t = \dfrac{1}{{100\pi }}\left[ {(2k + 1)\dfrac{\pi }{2} + \dfrac{\pi }{3}} \right]\)

b) Dòng điện \({i_2} = 8{\rm{cos(}}100\pi t + \dfrac{\pi }{6})(A)\)

+ Dòng điện đạt cực đại hoặc cực tiểu  khi \(100\pi t + \dfrac{\pi }{6} = k\pi  \\\Rightarrow t = \dfrac{1}{{100\pi }}( - \dfrac{\pi }{6} + k\pi )\)

+ Dòng điện đạt cực đại khi \(100\pi t + \dfrac{\pi }{6} = k2\pi\\  \Rightarrow t = \dfrac{1}{{100\pi }}( - \dfrac{\pi }{6} + k2\pi )\)

+ Dòng điện đạt giá trị \(0\)khi \(100\pi t + \dfrac{\pi }{6} \\\Rightarrow t = \dfrac{1}{{100\pi }}\left[ {(2k + 1)\dfrac{\pi }{2} - \dfrac{\pi }{6}} \right]\)

a) Dòng điện \({i_3} = 4\sqrt 2 {\rm{cos(}}100\pi t - \dfrac{\pi }{4})(A)\)

+ Dòng điện đạt cực đại hoặc cực tiểu  khi \(100\pi t - \dfrac{\pi }{4} = k\pi \\ \Rightarrow t = \dfrac{1}{{100\pi }}(\dfrac{\pi }{4} + k\pi )\)

+ Dòng điện đạt cực đại khi \(100\pi t - \dfrac{\pi }{4} = k2\pi \\ \Rightarrow t = \dfrac{1}{{100\pi }}(\dfrac{\pi }{4} + k2\pi )\)

+ Dòng điện đạt giá trị \(0\)khi \(100\pi t - \dfrac{\pi }{4} = (2k + 1)\dfrac{\pi }{2}\\ \Rightarrow t = \dfrac{1}{{100\pi }}\left[ {(2k + 1)\dfrac{\pi }{2} + \dfrac{\pi }{4}} \right]\)