Giải Bài 12 trang 56 SGK Toán 8 tập 1 – Chân trời sáng tạo
Một bể kính hình hộp chữ nhật chứa nước có hai cạnh đáy là (50)cm và (40)cm
Đề bài
Một bể kính hình hộp chữ nhật chứa nước có hai cạnh đáy là \(50\)cm và \(40\)cm, khoảng cách từ mực nước tới miệng bể là \(15\)cm. Người ta dự định đặt vào bể một khối đá hình chóp tứ giác đều cạnh đáy là \(20\)cm, chiều cao \(15\)cm. Khi đó khoảng cách mực nước tới miệng bể là bao nhiêu? Biết rằng bề dày của đáy bể và thành bể không đáng kể, sau khi đặt khối đá vào, nước ngập khối đá và không tràn ra ngoài.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Tính lượng nước cần đổ vào bể để bể chứa đầy nước
- Tính thể tích khối đá
- Tính lượng nước cần đổ vào bể (sau khi có khối đá) để bể chứa đầy nước
- Tính khoảng cách mực nước tới miệng bể
Lời giải chi tiết
Lượng nước cần đổ vào bể để bể chứa đầy nước là:
\(50.40.15 = 30000\) (\(c{m^3}\))
Thể tích khối đá là: \(\frac{1}{3}.20.20.15 = 2000\) (\(c{m^3}\))
Lượng nước cần đổ vào bể (sau khi có khối đá) để bể chứa đầy nước là:
\(30000 - 2000 = 28000\) (\(c{m^3}\))
Khoảng cách mực nước tới miệng bể là: \(28000:50:40 = 14\) (cm)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải Bài 12 trang 56 SGK Toán 8 tập 1 – Chân trời sáng tạo timdapan.com"