Bài 11.1; 11.2; 11.3; 11.4; 11.5 trang 26 SBT Hóa học 10

Giải bài 11.1; 11.2; 11.3; 11.4; 11.5 trang 26 sách bài tập Hóa học 10. 11.1. Trong các nguyên tố sau, nguyên tử của nguyên tố có bán kính lớn nhất là


Câu 11.1.

Trong các nguyên tố sau, nguyên tử của nguyên tố có bán kính lớn nhất là

A. O                           B. F   

C. N                           D. Al.

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học. tại đây

Giải chi tiết: 

N, O, F thuộc cùng chu kì 2 => thứ tự bán kính tăng dần: F, O, N

Al thuộc chu kì 3 => Al có bán kính lớn nhất

=> Chọn D


Câu 11.2.

Cho các nguyên tố : Ca, C, F, O, Be.

a) Dãy nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử là

A. C, F, Ca, O, Be.

B. Ca, Be, C, O, F

C. F, O, C, Be, Ca 

D. O, C, F, Ca, Be.

b) Dãy nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử là

A. C, F, O, Be, Ca.

B. Ca, Be, C, O, F

C. F, C, O, Ca, Be.   

D. F, O, C, Be, Ca.

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của nguyên tố hóa học. tại đây

Giải chi tiết: 

a) Be, C, O, F thuộc cùng chu kì 2 => thứ tự tăng dần độ âm điện: Be, C, O, F

Ca thuộc chu kì 4 => thứ tự tăng dần độ âm điện: Ca, Be, C, O, F

=> Chọn B

b) Be, C, O, F thuộc cùng chu kì 2 => thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử: F, O, C, Be

Ca thuộc chu kì 4 => thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử: F, O, C, Be, Ca

=> Chọn D


Câu 11.3.

Khối lượng của nguyên tử beri \(\left( {{}_4^{9,012}Be} \right)\) bằng 9,012u.

a) Nguyên tử khối của beri bằng

A. 9.                            B. 9,012.   

C. 9,012 g/mol.            D 4.

b) Số khối hạt nhân nguyên tử beri bằng

A. 9.                       B. 9,012.     

C. 9,012 g/mol.       D 4.

c) Khối lượng mol nguyên tử beri bằng

A. 9.                       B. 9,012.     

C. 9,012 g/mol;       D 4.

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết về hạt nhân, nguyên tử khối, số khối. tại đây

Giải chi tiết: 

a) Nguyên tử khối của Be là 9,012 đvC

=> Chọn B

b) Số khối hạt nhân nguyên tử Be là 9,012

=> Chọn B

c) khối lượng mol nguyên tử Be là 9,012 g/mol

=> Chọn C


Câu 11.4.

Khi cho hạt nhân  \({}_2^{4}He\) bắn phá vào hạt nhân \({}_6^{12}C\), người ta thu được một nơtron và một hạt nhân Y. Y là hạt nhân nào cho dưới đây ?

 A. \({}_8^{15}O\)                                     B. \({}_6^{13}C\)

C. \({}_7^{14}N\)                                      D. \({}_4^{9}Be\)

Phương pháp giải:

Xét phương trình phản ứng hạt nhân: 

\({}_2^4He + _6^{12}C\xrightarrow{{}}Y + _{}^1n\)

Áp dụng bào toàn proton và bảo toàn số khối

Giải chi tiết: 

Xét phương trình phản ứng hạt nhân: 

\({}_2^4He + _6^{12}C\xrightarrow{{}}Y + _{}^1n\)

Áp dụng bào toàn proton và bảo toàn số khối

=> Y có số khối A = 12 + 4 - 1 = 15,

             số p Z = 2 + 6 - 0 = 8

=> Y là \({}_8^{15}O\)

=> Chọn A


Câu 11.5.

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A thì

A. ở vỏ electron của nguyên tử các nguyên tố nhóm A đó có số electron như nhau.

B. có số lớp electron như nhau,

C. có số e ngoài cùng như nhau

D. có cùng số electron s hay p.

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. tại đây

Giải chi tiết: 

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A thì có số e ngoài cùng như nhau

=> Chọn C

Bài giải tiếp theo
Bài 11.9 trang 28 SBT Hóa học 10
Bài 11.10 trang 28 SBT Hóa học 10
Bài 11.11 trang 28 SBT Hóa học 10
Bài 11.12 trang 28 SBT Hóa học 10
Bài 11.13 trang 28 SBT Hóa học 10
Bài 11.14 trang 28 SBT Hóa học 10
Bài 11.15 trang 28 SBT Hóa học 10
Bài 11.16 trang 28 SBT Hóa học 10
Bài 11.17 trang 28 SBT Hóa học 10
Bài 11.6; 11.7; 11.8 trang 27 SBT Hóa học 10

Video liên quan