Giải bài 1- Phần Trắc nghiệm- trang 48 ,49 Sách bài tập Lịch sử 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Địa bàn nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng hiện nay thuộc địa phương nào? A. Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. B. Huyện Phúc Thọ, Hà Nội. C. Huyện Mê Linh, Hà Nội. D. Huyện Đông Anh, Hà Nội.


Hãy xác định phương án đúng.

1.1

Địa bàn nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng hiện nay thuộc địa phương nào?

A. Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.                            B. Huyện Phúc Thọ, Hà Nội.

C. Huyện Mê Linh, Hà Nội.                                  D. Huyện Đông Anh, Hà Nội.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 1 trang 71 SGK

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là B

Địa bàn nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng hiện nay thuộc Huyện Phúc Thọ, Hà Nội


1.2

“Vung tay đánh cọp xem còn dễ/Đối diện Bà Vương mới khó sao” là câu nói chỉ vị anh hùng dân tộc nào?

A. Trưng Trắc.               B. Trưng Nhị.                  C. Bà Triệu.             D. Lê Chân.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung trang 73 SGK

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là C

“Vung tay đánh cọp xem còn dễ/Đối diện Bà Vương mới khó sao” là câu nói chỉ Bà Triệu.


Câu 3

Sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân gần với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Bà Triệu.

B. Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan.

C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.

D. Khởi nghĩa của Lý Bí.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung trang 74 SGK 

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là D

Sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân gần với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí


Câu 4

Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở đâu?

A. Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.                     B. Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

C. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.                    D. Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Phương pháp giải:

Tìm kiếm thông tin trang 76 và hình 7 SGK

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là C

Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 

   


Câu 5

Địa danh gần liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục chống quân Lương là

A. động Khuất Lão.                                            B. cửa sông Tô Lịch.

C. thành Long Biên.                                           D. đầm Dạ Trạch.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung SGK

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là D

Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục chống quân Lương là đầm Dạ Trạch


Câu 6

Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã bao vây và chiếm thành Tống Bình, tự sắp đặt được việc cai trị trong vòng bao lâu?

A. 3 năm.                     B. 9 năm.                  C. 10 năm.                D. Hơn 60 năm.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung trang 77 SGK

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là B

Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã bao vây và chiếm thành Tống Bình, tự sắp đặt được việc cai trị trong vòng 9 năm


Câu 7

Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc là

A. chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt.

B. chính sách đồng hoá của chính quyến đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân.

C. chính sách áp bức bóc lột hà khắc, tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh bất khuất không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

D. do ảnh hưởng của các phong trào nông dân ở Trung Quốc.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung các cuộc khỏi nghĩa để có thể tổng hợp lại nguyên nhân chung

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là C

Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc là do chính sách áp bức bóc lột hà khắc, tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh bất khuất không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

Bài giải tiếp theo
Giải bài 2- Phần trắc nghiệm- trang 49 Sách bài tập Lịch sử 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 3- Phần trắc nghiệm- trang 49-50 Sách bài tập Lịch sử 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 1- Phần Tự luận- trang 50 Sách bài tập Lịch sử 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 2- Phần Tự luận- trang 50 Sách bài tập Lịch sử 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài 3- Phần Tự luận- trang 50 Sách bài tập Lịch sử 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống


Bài học liên quan

Từ khóa