Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:


Đề thi

Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu

Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh

(Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

Câu 1: Bài thơ Tre Việt Nam của tác giả nào?

A. Tố Hữu

B. Huy Cận

C. Nguyễn Duy

D. Chế Lan Viên

Câu 2: Bài thơ thuộc thể thơ

A. Lục bát

B. Thơ năm chữ

C. Thơ tự do

D. Thơ song thất lục bát

Câu 3: Hình ảnh nào được nhắc tới trong đoạn thơ sau:

A. Măng non

B. Cành

C. Lá

D. Hoa

Câu 4: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ

A. Điệp ngữ

B. Liệt kê

C. So sánh

D. Chơi chữ

Câu 5: Hình ảnh búp măng non mang biểu tượng cho lứa tuổi nào?

A. Tuổi thanh niên

B. Tuổi trung niên

C. Tuổi già

D. Tuổi thiếu niên, nhi đồng

Câu 6: Nêu tác dụng của dấu ba chấm (…)

A. Khẳng định tre trường tồn với thời gian

B. Ngăn cách giữa các vế câu

C. Dùng để liệt kê

D. Dùng để kết thúc câu cầu khiến

Câu 7: Giải thích nghĩa của thành ngữ: tre già măng mọc

Câu 8: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên (5 – 7 dòng)

Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)

Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích.


Đề thi

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Bài thơ Tre Việt Nam của tác giả nào?

A. Tố Hữu

B. Huy Cận

C. Nguyễn Duy

D. Chế Lan Viên

Phương pháp giải:

Chú ý phần chú thích trong ngoặc đơn ở cuối văn bản

Lời giải chi tiết:

Bài thơ Tre Việt Nam của tác giả Nguyễn Duy

=> Đáp án: C

Câu 2 (0.25 điểm):

Bài thơ thuộc thể thơ gì?

A. Lục bát

B. Thơ năm chữ

C. Thơ tự do

D. Thơ song thất lục bát

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại, chú ý số tiếng mỗi dòng thơ

Lời giải chi tiết:

Bài thơ thuộc thể thơ tự do

=> Đáp án: C

Câu 3 (0.25 điểm):

Hình ảnh nào được nhắc tới trong đoạn thơ sau:

“Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu”

A. Măng non

B. Cành

C. Lá

D. Hoa

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ, xác định hình ảnh được nhắc tới

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh nào được nhắc tới trong đoạn thơ trên là măng non

=> Đáp án: A

Câu 4 (0.25 điểm):

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ

A. Điệp ngữ

B. Liệt kê

C. So sánh

D. Chơi chữ

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ và xác định biện pháp nghệ thuật

Lời giải chi tiết:

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ: Điệp ngữ

=> Đáp án: A

Câu 5 (0.25 điểm):

Hình ảnh búp măng non mang biểu tượng cho lứa tuổi nào?

A. Tuổi thanh niên

B. Tuổi trung niên

C. Tuổi già

D. Tuổi thiếu niên, nhi đồng

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ, dựa vào ngữ cảnh

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh búp măng non mang biểu tượng cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng

=> Đáp án: D

Câu 6 (0.25 điểm):

Nêu tác dụng của dấu ba chấm (…)

A. Khẳng định tre trường tồn với thời gian

B. Ngăn cách giữa các vế câu

C. Dùng để liệt kê

D. Dùng để kết thúc câu cầu khiến

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của dấu ba chấm

Lời giải chi tiết:

Tác dụng: Khẳng định tre trường tồn với thời gian

=> Đáp án: A

Câu 7 (0.5 điểm):

Giải thích nghĩa của thành ngữ: tre già măng mọc

Phương pháp giải:

Dựa và ngữ cảnh và xác định nghĩa

Lời giải chi tiết:

Giải thích nghĩa của thành ngữ: tre già măng mọc

- Nghĩa đen: cây tre già đi thì cây măng mới sẽ mọc lên thay thế cây tre già

- Nghĩa bóng: thế hệ đi trước đã sáng tạo nên thành quả, thế hệ sau tiếp bước, phát triển thành quả ấy

Câu 8 (1.5 điểm):

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên (5 – 7 dòng)

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

        Từ xa xưa, cây tre đã là người bạn thân thiết của người dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Tre đi vào thơ của Nguyễn Duy như một hoài niệm. Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu nhưng thân tre luôn mọc thẳng như đức tính của mỗi người dân Việt Nam luôn sống ngay thẳng. Tuy thân tre khẳng khiu, cành tre yếu ớt và lá tre thì mỏng manh nhưng tre vẫn có thể vượt qua mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, kiên cường sống và không ngừng vươn lên. Sự truyền nối tre già măng mọc là sự sinh tồn của tre, những búp măng mới nhú cũng đã mang những dáng hình của tre. Và năm tháng qua đi cho đến mai sau và mai sau thì những rặng tre ấy vẫn xanh. Điệp từ mai sau kết hợp với điệp từ “xanh” thể hiện sự trường tồn của màu tre xanh. Con người Việt Nam những thế hệ thiếu niên nhi đồng lớn lên cũng mang những dáng hình, phẩm chất của ông bà tổ tiên và đến mai sau thì phẩm chất con người Việt Nam vẫn mãi đẹp như cây tre ấy.

Phần II:

Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích.

Phương pháp giải:

Em tự chọn một truyện cổ tích mà mình yêu thích rồi viết bài văn:

- Bài văn ngắn gọn khoảng 400 chữ.

- Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Lập dàn ý sau đó kể lại truyện.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

      Sọ Dừa là câu chuyện cổ tích đầu tiên em được đọc, và đó cũng là câu chuyện em yêu thích nhất.

      Chuyện kể về một người đàn bà, vì uống nước trong cái gáo dừa, mà mang thai và sinh ra đứa con có ngoại hình xấu xí, kì lạ. Thế là bà đặt tên cho con là Sọ Dừa. Tuy vẻ ngoài xấu xí, đi lại bất tiện, nhưng Sọ Dừa vẫn rất chăm chỉ, chịu khó. Chàng đã nhờ mẹ xin cho được đi chăn bò của nhà phú ông. Đáp lại sự nghi ngờ của mọi người, chàng không chỉ trông được đàn bò, mà còn chăm chúng béo tốt. Trong thời gian ấy, con gái út của phú ông không ngại vẻ ngoài của Sọ Dừa, mà vẫn mang cơm đến cho chàng. Cảm động, chàng nhờ mẹ đến hỏi cưới cô. Ngày cưới, Sọ Dừa trở về hình dáng bình thường, khôi ngô tuấn tú, lại có nhà rộng, gia nhân tấp nập khiến ai cũng ngạc nhiên. Không chỉ thế, sau khi kết hôn, Sọ Dừa còn chăm chỉ dùi mài kinh sử, thi đỗ Trạng Nguyên. Điều đó khiến cho hai chị gái của vợ chàng hết sức ghen ghét.

       Nhân lúc Sọ Dừa đi sứ, hai cô chị rủ cô em ra biển chơi, rồi đẩy cô xuống nước, hòng cướp đoạt vị trí vợ Trạng Nguyên. Nhưng may mắn, nhờ vào hòn đá lửa, con dao và mấy quả trứng gà Sọ Dừa dặn mang theo, mà cô em gái sống sót được. Cuối cùng, khổ tận cam lai, hai vợ chồng đoàn tụ được với nhau, sống hạnh phúc đến cuối đời. Còn hai cô chị xấu xa thì tủi hổ mà bỏ đi biệt xứ.

        Qua câu chuyện Sọ Dừa, tác giả dân gian đã gửi gắm chúng ta bài học về cách đối nhân xử thế, không nên quan trọng vẻ bề ngoài, mà phải chú trọng đến phẩm chất. Một người có trái tim nhân hậu, tốt bụng, thông minh thì mới là người đáng quý.