Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Đề thi
Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Câu 1 (1 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu hỏi sau:
1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Năm chữ
B. Bốn chữ
C. Lục bát
D. Tự do
2. Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?
A. Tình cảm của cha mẹ với con cái.
B. Tình cảm của ông bà với con cháu.
C. Tình cảm thầy trò.
D. Tình cảm bạn bè
3. Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn” sử dụng phép tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
4. Tác dụng của phép tu từ trong câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn” là?
A. Ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha
B. Ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người mẹ
C. Ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người ông
D. Ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người bà
Câu 2 (1 điểm): Em hiểu câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào?
Câu 3 (1 điểm): Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 -4 dòng).
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Niềm vui của mỗi người có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ vấn đề trên.
Câu 2 (5 điểm): Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể
Đáp án
Phần I:
Câu 1:
1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Năm chữ B. Bốn chữ C. Lục bát D. Tự do |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ, xác định số chữ trong mỗi dòng
Lời giải chi tiết:
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát
=> Đáp án: C
2. Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì? A. Tình cảm của cha mẹ với con cái. B. Tình cảm của ông bà với con cháu. C. Tình cảm thầy trò. D. Tình cảm bạn bè |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài ca dao
Lời giải chi tiết:
Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái
=> Đáp án: A
3. Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn” sử dụng phép tu từ nào? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ |
Phương pháp giải:
Xác định biện pháp tu từ dựa vào dấu hiệu đặc trưng của biện pháp đó
Lời giải chi tiết:
Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn” sử dụng phép tu từ so sánh (dấu hiệu nhận biết “như”)
=> Đáp án: B
4. Tác dụng của phép tu từ trong câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn” là? A. Ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người bà B. Ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người mẹ C. Ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người ông D. Ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha |
Phương pháp giải:
Sau khi xác định được biến pháp tu từ đó thì nêu tác dụng
Lời giải chi tiết:
Tác dụng của phép tu từ trong câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn” là ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha
=> Đáp án: D
Câu 2:
Em hiểu câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ...
Câu 3:
Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 -4 dòng). |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
- Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống chung và gắn bó với nhau. Nói ta được nuôi dưỡng và giáo dục để trưởng thành.
- Là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi cá nhân
- Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người
- Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình: xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm...
Phần II:
Câu 1:
Niềm vui của mỗi người có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ vấn đề trên. |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
Có thể viết đoạn văn theo gợi ý sau:
- Niềm vui là biểu hiện cảm xúc mô tả các trạng thái tinh thần của con người như một sự trải nghiệm tích cực, thú vị
- Niềm vui mang lại cảm giác vui vẻ hân hoan cho con người trong cuộc sống
- Niềm vui tạo ra một nguồn năng lượng tích cực cho con người, giúp họ quên đi những khó khăn, buồn phiều trong cuộc sống
- Chúng ta không biết được tương lai, nhưng có thể lựa chọn các sống mỗi ngày đó là sống với một tinh thần lạc quan, vui vẻ yêu đời. Khi đó, chúng ta sẽ nhận lại được nhiều điều tốt đẹp
- Chỉ có những tâm hồn tinh tế nhạy cảm, có lòng nhân hậu bao dung mới có thể cảm thấy vui vẻ mỗi ngày
- Nêu dẫn chứng: Trong cuộc sống, trong học tập, trong giao tiếp luôn vui vẻ hòa đồng
Câu 2:
Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể. |
Phương pháp giải:
Xác định văn bản gốc, nhớ lại toàn bộ nội dung, diễn biến của truyện
Lời giải chi tiết:
Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:
“Ngày xửa, ngày xưa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần tên là Lạc Long Quân, là con của Thần Long Nữ. Lạc Long Quân mình rồng, sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân giệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.
Sống trên cạn đã lâu, Lạc Long Quân luôn nhớ về vùng nước thẳm, nơi mình đã sinh ra. Chàng đành từ giã vợ và các con. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Nàng than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.
Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.”
Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì cùng một bọc sinh ra. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1 timdapan.com"