Đề số 6 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí - Đề trắc nghiệm
Đề bài
Câu 41. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu (xuất siêu)?
A. Hà Nội. B. Đồng Nai.
C. Hải Phòng. D. TP. Hồ Chí Minh.
Câu 42. Ngành thủy sản nước ta những năm gần đây có bước phát triển đột phá chủ yếu là do
A. Khí hậu thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thủy sản.
B. Cơ sở vật chất có nhiều cải thiện, nhu cầu nguời dân trong nước tăng cao.
C. Có vùng biển rộng, nguồn lợi thủy sản phong phú.
D. Thị trường đầu ra cho các sản phẩm thủy sản có nhiều thuận lợi.
Câu 43. Ba dải địa hình cùng chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam ở vùng núi Tây Bắc là:
A. Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên đá vôi, các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào.
B. Các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, Phanxipăng, các cao nguyên đá vôi.
C. Các cao nguyên đá vôi, Hoàng Liên Sơn, Phanxipăng.
D. Hoàng Liên Sơn, Phanxipăng, các dãy núi dọc biên giới Việt Lào.
Câu 44. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hàng năm ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
B. phá rừng ngập mặn để nuôi tôm.
C. phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.
D. có nhiều cửa sông đổ ra biển.
Câu 45. Dân số đông, tăng nhanh nên nước ta có nhiều thuận lợi trong việc
A. mở rộng thị trường tiêu thụ.
B. khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn.
C. giải quyết được nhiều việc làm.
D. cải thiện chất luượng cuộc sống.
Câu 46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với tháp dân sô của nước ta năm 1999 và 2007?
A. Cơ cấu dân số của tháp dân số 2007 là dân số đang chuyển dần sang già.
B. Số người trên 65 tuổi năm 2007 ít hơn năm 1999.
C. Số người dưới tuổi lao động năm 1999 nhiều hơn năm 2007.
D. Cơ cấu dân số của tháp dân số năm 1999 là dân số trẻ.
Câu 47. Kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây tăng khá nhanh chủ yếu do
A. Sự phục hồi, phát triển của sản xuất và tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu quá trình công nghiệp.
B. Kinh tế nước ta phát triển chậm chưa đáp ứng nhu cầu trong nước
C. Dân số đông, nhu cầu tiêu dung cao trong khi sản xuất chưa phát triển.
D. Phần lớn dân cư chỉ dung hàng ngoại nhập, không dung hàng trong nước
Câu 48. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
A. Mùa mưa kéo dài làm tăng nguy cơ ngập úng.
B. Quĩ đất dành cho trồng cây công nghiệp lâu năm ngày càng thu hẹp.
C. Độ dốc địa hình lớn, đất dễ bị thoái hóa
D. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
Câu 49. Nhân tố tạo nên thế mạnh đặc biệt về nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác là
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao.
B. Địa hình đa dạng.
C. Có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây trồng.
D. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc
Câu 50. Điều kiện thuận lợi nhất cho đánh bắt thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Thời tiết khá ổn định, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và bão.
B. Ngoài khơi có nhiều đảo, quần đảo và các bãi cá có giá trị kinh tế cao.
C. Tất cả các tỉnh đều giáp biển, có nhiều bãi cá, tôm và các hải sản khác
D. Ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió để xây dựng cảng cá
Câu 51. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Thái Nguyên và Việt Trì.
B. Thái Nguyên và Hạ Long.
C. Hạ Long và Việt Trì.
D. Cẩm Phả và Bắc Giang.
Câu 52. Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi nước ta phát triển mạnh trong thời gian gần đây là:
A. Thời tiết thuận lợi và nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm chăn nuôi tăng nhanh.
B. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngà ngày càng được đảm bảo và dịch vụ cho chăn nuôi có nhiều tiến bộ.
C. Dịch vụ cho chăn nuôi có nhiều tiến bộ và ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi được chú trọng phát triển.
D. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo và nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm chăn nuôi tăng nhanh.
Câu 53. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp biển?
A. Bình Thuận. B. Ninh Bình.
C. Kiên Giang. D. Hậu Giang.
Câu 54. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết Việt Nam có giá trị nhập khẩu hàng hóa trên 6 tỉ USD với quốc gia và vùng lãnh thổ nào?
A. Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.
B. Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Xingapo.
C. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Xingapo.
D. Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Ôxtrâylia
Câu 55. Ý nào sau đây không đúng với ngành nội thương của nước ta?
A. Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
B. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa
C. Trong cả nước đã hình thành thị trường thống nhất.
D. Hàng hóa phong phú, đa dạng.
Câu 56: Ở miền khí hậu phía Bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì
A. Nhiêt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.
B. Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
C. Nhiệt độ tăng dần theo vĩ độ.
D. Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
Câu 57: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết những tỉnh nào dưới đây có cả khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển?
A. Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, An Giang.
B. Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kiên Giang.
C. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kiên Giang.
D. Quảng Ninh, Hà Tĩnh, An Giang, Kiên Giang.
Câu 58. Cho bảng số liệu:
Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 – 2012
Nhận định nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2012?
A. Sản lượng thủy sản và giá trị sản xuất thủy sản đều tăng, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng chậm hơn thủy sản khai thác
B. Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng tăng, thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác
C. Giá trị sản xuất thủy sản tăng liên tục, tăng nhanh.
D. Tổng sản lượng thủy sản tăng liên tục, tăng nhanh.
Câu 59. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết hệ thống cảng sông có ở những hệ thống sông nào sau đây?
A. Hồng – Thái Bình; Mê Công
B. Hồng – Thái Bình; Cả
C. Hồng – Thái Bình; Đà Rằng.
D. Hồng – Thái Bình; Thu Bồn.
Câu 60. Phát biểu nào sau đây không đúng với hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á?
A. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
B. Công nghiệp chế biến chưa sản xuất được mặt hàng xuất khẩu.
C. Hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuât cho người lao động.
D. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
Câu 61. Hiện nay, sản xuất công nghiệp của Hoa Kì có xu hướng mở rộng
A. về phía Tây và lên phía Bắc quanh vùng Ngũ Hồ.
B. lên phía Bắc quanh vùng Ngũ Hồ và xuống phía Nam.
C. xuống vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương.
D. xuống vùng phía Nam và lên phía Bắc của vùng Trung tâm.
Câu 62. Cho bảng số liệu:
Tình hình dân số của Việt Nam giai đoạn 1979 – 2011
Từ bảng số liệu trên, để thể hiện tình hình dân số Việt Nam giai đoạn 1979 – 2011 biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ kết hợp.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột chồng.
D. Biểu đồ cột ghép.
Câu 63. Cho biểu đồ:
Cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 1990 - 2015
Căn cứ vào biểu trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu ngành thủy sản nước ta giai đoạn 1990 – 2015?
A. Giai đoạn 1990 – 2005, thủy sản khai thác luôn chiếm tỉ trọng cao và cao hơn thủy sản nuôi trồng.
B. Tỉ trọng thủy sản nuôi trồng luôn chiếm tỉ trọng cao hơn đánh bắt trong cơ cấu ngành thủy sản.
C. Gần đây, trong cơ cấu ngành thủy sản tỉ trọng thủy sản nuôi trồng tiếp tục tăng nhanh và chiếm tỉ trọng cao hơn thủy sản đánh bắt.
D. Tỉ trọng thủy sản nuôi trồng có xu hướng tăng, đánh bắt có xu hướng giảm.
Câu 64. Cho bảng số liệu:
Tổng kim ngạch và kim ngạch xuất khẩu nước ta giai đoạn 2000 - 2014.
(Đơn vị triệu USD)
Từ bảng số liệu trên, cho biết kim ngạch nhập khẩu nước ta năm 2014 là bao nhiêu (triệu USD)
A. 150 217,1 B. 157 859,1
C. 147 849,1 D. 160 217,3
Câu 65. Thị trường chung châu Âu đảm bảo quyền tự do lưu thông cho các nước thành viên về:
A. Con người, hàng không, dịch vụ, văn hóa
B. Tiền vốn, dịch vụ, y tế, quân sự.
C. Hàng hóa, con người, tiền vốn, dịch vụ.
D. Dịch vụ, hàng hóa, giáo dục, con người.
Câu 66. Đâu không phải là ý nghĩa của vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ?
A. Góp phần tạo ra cơ cấu ngành.
B. Phát huy các thế mạnh sẵn có cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
C. Tác động đến sự phân bố sản xuất theo hướng Đông – Tây.
D. Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
Câu 67. Phát biểu nào sau đây không chính xác về sản xuất công nghiệp ở nước ta
A. ngành luyện kim màu ở nước ta chỉ xuất hiện ở phía nam.
B. công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có sự phân bố rộng rãi ở vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
C. ngành luyện kim đen có sự phân bố rộng hơn so với luyện kim màu.
D. các điểm khai thác dầu và khí phân bố chủ yếu ở thềm lục địa phía nam.
Câu 68. Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng có mức độ tập trung công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao nhất nước ta
A. Vùng đông dân nhất cả nước và có mật độ đô thị dày đặc
B. Vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất lớn nhất nước ta
C. Vùng có ngành công nghiệp phát triển nhất nước ta
D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành truyền thống của vùng.
Câu 69. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết các trung tâm kinh tế nào dưới đây ở Đồng bằng sông Hồng có quy mô trên 15 nghìn tỉ đồng (năm 2007)?
A. Bắc Ninh và Nam Định.
B. Nam Định và Phúc Yên.
C. Hà Nội và Hải Phòng.
D. Phúc Yên và Hải Dương.
Câu 70. Đặc điểm tự nhiên của miền Đông Trung Quốc là có:
A. Các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa
B. Nhiều tài nguyên rừng, nhiều khoáng sản và đồng cỏ.
C. Các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.
D. Thượng nguồn của các con sông lớn theo hướng tây đông.
Câu 71. Cho bảng số liệu:
Diện tích và dân số các vùng ở nước ta năm 2014
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Đông Nam Bộ có mật độ dân số thấp hơn đồng bằng sông Cửu Long.
B. Dân số tập trung đông ở các đồng bằng.
C. Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất.
D. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất.
Câu 72. Thế mạnh về kinh tế biển của Trung du và miền núi Bắc Bộ được biểu hiện qua việc có thể phát triển các ngành
A. Du lịch biển đảo, đánh bắt hải sản xa bờ.
B. Du lịch biển đảo, đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế biển.
C. Du lịch biển đảo, đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản.
D. Du lịch biển đảo, đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển.
Câu 73. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
A. Hoàng Liên Sơn. B. Trường Sơn Bắc
C. Pu Sam Sao. D. Con Voi.
Câu 74. Các ngành công nghiệp ở nông thôn của Trung Quốc phát triển dựa trên thế mạnh về
A. Lực lượng lao dộng dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.
B. Lực lượng lao dộng có kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.
C. Lực lượng lao dộng dồi dào và công nghệ sản xuất cao.
D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao.
Câu 75. Đâu không phải là điều kiện thuận lợi chủ yếu đối với phát triển ngành giao thông vận tải đường biển ở nước ta?
A. Đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh rộng, kín gió.
B. Có nhiều đảo và quần đảo ven bờ.
C. Vùng biển nước ta nằm trên đường hàng hải quốc tế.
D. Có các dòng biển đổi hướng theo mùa
Câu 76. Phát biểu nào sau đây không đúng với các nước đang phát triển?
A. Chỉ số phát triển con người thấp.
B. Các khoản nợ nước ngoài nhỏ.
C. GDP bình quân đầu người thấp.
D. Đầu tư nước ngoài (FDI) nhỏ.
Câu 77. Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. GDP của Liên Bang Nga và Nhật Bản.
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Bang Nga và Nhật Bản.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Liên Bang Nga và Nhật Bản.
D. Cơ cấu kinh tế theo ngành của Liên Bang Nga và Nhật Bản.
Câu 78. Trọng tâm của định hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế ở đồng bằng sông Hồng là:
A. Phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa
B. Phát triển và hiện đại hóa nông nghiệp, gắn sự phát triển công nghiệp với công nghiệp chế biến.
C. Phát triển và hiện đại hóa nông nghiệp và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa
D. Phát triển và hiện đại hóa cả công nghiệp chế biến và khai thác
Câu 79. Cho bảng số liệu:
Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014.
Nhận xét nào sau đây đúng về số khách du lịch quốc tế đến và mức chi tiêu của khách ở một số khu vực châu Á năm 2014?
A. Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á cao hơn so với khu vực Tây Nam Á
B. Số khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Á đông nhất, nhưng mức chi tiêu bình quân của du khách quốc tế ở khu vực này lại thấp hơn so với khu vực Tây Nam Á
C. Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á thấp hơn so với Tây Nam Á và Đông Á
D. Số khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Á tương đương với khu vực Tây Nam Á
Câu 80. Nguyên nhân chính hạn chế sự phát triển các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than ở các tỉnh phía Nam nước ta là:
A. Việc xây dựng đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
B. Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
C. Xa các nguồn nguyên liệu.
D. Nhu cầu về điện không cao như các tỉnh phía bắc
Lời giải chi tiết
41 | 42 | 43 | 44 | 45 |
D | D | A | A | A |
46 | 47 | 48 | 49 | 50 |
B | A | D | A | C |
51 | 52 | 53 | 54 | 55 |
B | D | D | B | B |
56 | 57 | 58 | 59 | 60 |
B | B | A | A | B |
61 | 62 | 63 | 64 | 65 |
C | A | B | C | C |
66 | 67 | 68 | 69 | 70 |
C | A | A | C | C |
71 | 72 | 73 | 74 | 75 |
A | B | D | A | D |
76 | 77 | 78 | 79 | 80 |
B | D | A | C | C |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 6 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí timdapan.com"