Đề số 20 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 20 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí - Đề trắc nghiệm
Đề bài
Câu 1. Ngập lụt nghiêm trọng nhất ở Đồng bằng sông Hồng là do
A. do mưa lũ và triều cường.
B. mức độ đô thị hóa cao, diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn.
C. mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.
D. mức độ đô thị hóa cao, diện mưa bão rộng, triều cường.
Câu 2. Rêu và địa y phủ kín thân cây, cành cây là đặc điểm sinh vật ở độ cao nào ở vùng núi nước ta?
A. 1000m- 1600m.
B. trên 2600m.
C. 900- 1000m.
D. 1600m- 1700m đến 2600m.
Câu 3. Nhận định nào sau đây đúng với sự phân bố dân cư nước ta?
A. Dân cư tập trung chủ yếu ở miền núi.
B. Dân cư tập trung chủ yếu ở thành thị.
C. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng.
D. Dân cư thưa thớt ở đồng bằng.
Câu 4. Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình ở nước ta là
A. bóc mòn- xâm thực.
B. xâm thực.
C. xâm thực- bồi tụ.
D. bồi tụ.
Câu 5. Trình độ đô thị hóa nước ta thấp thể hiện rõ nhất ở
A. quy mô đô thị nhỏ.
B. tỉ lệ dân thành thị thấp hơn mức trung bình.
C. nhiều đô thị mang chức năng hành chính.
D. cơ sở hạ tầng đô thị còn ở mức độ thấp.
Câu 6. Ngành nào sau đây không được chú trọng phát triển trong chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc?
A. Điện tử. B. Hóa dầu.
C. Luyện kim. D. Chế tạo máy.
Câu 7. Sông ngòi nước ta có thủy chế theo mùa là hệ quả của chế độ
A. mưa mùa. B. sinh vật.
C. gió mùa. D. đất đai.
Câu 8. Dầu mỏ của Liên Bang Nga tập trung nhiều ở
A. cao nguyên Trung Xi-bia.
B. đồng bằng Tây Xi-bia.
C. đồng bằng Đông Âu.
D. ven Bắc Băng Dương.
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu phần lãnh thổ phía Nam nước ta?
A. Tính chất cận xích đạo gió mùa.
B. Nóng quanh năm.
C. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt.
D. Rừng cận xích đạo gió mùa.
Câu 10. Dân cư phân bố chưa hợp lí gây hậu quả là
A. làm ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.
B. tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao.
C. khu vực đồng bằng khai thác tài nguyên quá mức, miền núi thiếu lao động.
D. nơi thừa lao động, nơi thiếu lao động.
Câu 11. Việc làm đang là vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta vì
A. kinh tế chậm phát triển, việc làm ít.
B. tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn gay gắt.
C. nhu cầu việc làm cao.
D. đào tạo lao động còn nhiều bất cập, lao động chưa đáp ứng yêu cầu.
Câu 12. Tỉ trọng khu vực nông- lâm- ngư nghiệp trong GDP ở các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển là do
A. Số lao động trong nông lâm ngư nghiệp nhiều hơn.
B. Sản xuất nông lâm ngư nghiệp được chú trọng phát triển.
C. Trình độ công nghiệp hóa thấp hơn.
D. Có điều kiện tự nhiên để phát triển nông lâm ngư nghiệp.
Câu 13. Kiểu địa hình nào sau đây không thuộc Mĩ La-tinh?
A. Dãy An-đet.
B. Bồn địa Sat.
C. Đồng bằng Amadôn.
D. Sơn nguyên Guy-an.
Câu 14. Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN 2012
(Nghìn người)
Nguồn: Niêm giám thống kê 2015.
Nhận xét đúng nhất là
A. Tỉ lệ nữ ngày càng tăng qua các năm.
B. Tỉ số giới tính có xu hướng tăng lên qua các năm.
C. Tỉ số giới tính có xu hướng giảm qua các năm.
D. Tỉ lệ nam lớn hơn tỉ lệ nữ.
Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, chiếm tỉ trọng từ cao xuống thấp lần lượt là
A. trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp.
B. dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt.
C. chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp.
D. chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt.
Câu 16. Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm, không phải do
A. mức tiêu thụ lúa gạo trên đầu người giảm.
B. khí hậu cận nhiệt và ôn đới ít thích hợp.
C. một phần diện tích dành cho quần cư.
D. diện tích dành cho trồng cây khác tăng lên.
Câu 17. Cơ cấu dân số nước ta hiện nay có đặc điểm là
A. cơ cấu dân số đang chuyển tiếp từ trẻ sang già.
B. cơ cấu dân số trẻ.
C. dân số còn tăng nhanh, cơ cấu trẻ.
D. dân số còn tăng nhanh
Câu 18. Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa đã tác động đến sản xuất nông nghiệp biểu hiện ở đặc điểm
A. sự phân mùa khí hậu
B. tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp.
C. tính mùa vụ của sản xuất.
D. lượng mưa theo mùa.
Câu 19. Cho biểu đồ
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2013 (%)
Nguồn: Niêm giám thống kê 2015.
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Tỉ trọng lao động ở khu vực dịch vụ tăng chậm hơn và thấp hơn công nghiệp- xây dựng.
B. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ổn định.
C. Giảm tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.
D. Giảm tỉ trọng lao động khu vực nông- lâm- ngư nghiệp.
Câu 20. Cảnh quan chính của Mĩ La-tinh là
A. xavan và xavan rừng, thảo nguyên và thảo nguyên rừng.
B. vùng núi cao, hoang mạc và bán hoang mạc.
C. thảo nguyên và thảo nguyên rừng, vùng núi cao.
D. rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm, xavan và xavan rừng.
Câu 21. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐỘ CHE PHỦ Ở NƯỚC TA QUA MỘT SỐ NĂM
(Đơn vị: triệu ha)
Nguồn: Niên giám thống kê 2016.
Nhận định đúng với sự biến động diện tích rừng nước ta là
A. diện tích rừng nước ta tăng nhưng độ che phủ giảm.
B. diện tích rừng và độ che phủ nước ta giảm ở giai đoạn 1943-1983 và tăng lại đến 2015.
C. diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta tăng lên.
D. mặc dù diện tích rừng đang tăng nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái.
Câu 22. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế đang chuyển dịch theo hướng
A. hình thành các ngành kinh tế trọng điểm.
B. hình thành các khu vực tập trung cao về nông nghiệp.
C. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
D. hình thành các vùng kinh tế động lực.
Câu 23. Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA GIAI ĐOẠN 1979-2014
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh giai đoạn 1979-2014.
B. Giai đoạn 1989-1999, dân số nước ta tăng nhanh nhất.
C. Dân số nước ta tăng không ổn định giai đoạn 1979-2014.
D. So với năm 1979, tỉ lệ gia tăng dân số giảm hơn 2 lần vào năm 2014.
Câu 24. Điểm khác nhau Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á biển đảo ở đặc điểm có
A. các đảo, quần đảo.
B. nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ.
C. khí hậu xích đạo.
D. các sông lớn hướng Bắc-Nam.
Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy sắp xếp độ cao của các dãy núi giảm dần?
A. Tây Côn Lĩnh, Yên Tử, Kiều Liêu Ti, Pu Tha Ca.
B. Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, Pu Tha Ca, Yên Tử.
C. Tây Côn Lĩnh, Yên Tử, Pu Tha Ca, Kiều Liêu Ti.
D. Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, Yên Tử, Pu Tha Ca.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng về Đông Nam Á?
A. Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương.
B. Là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn.
C. Vị trí cầu nối giữa lục địa Á- Âu và lục địa Ôxtrâylia.
D. Là nơi các cường quốc muốn cạnh tranh ảnh hưởng.
Câu 27: Đặc điểm cơ bản nhất của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
A. có cấu trúc địa chất phức tạp và tương phản giữa hai sườn Đông- Tây của Trường Sơn.
B. có mối quan hệ mật thiết với Hoa Nam về cấu trúc địa chất- kiến tạo và sự ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc.
C. có mối quan hệ mật thiết với Vân Nam về cấu trúc địa chất- kiến tạo và sự suy yếu ảnh hướng của gió mùa Đông Bắc
D. có mối quan hệ mật thiết với Hoa Nam về cấu trúc địa chất- kiến tạo và sự suy yếu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 28: Thời gian nào một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định... được hình thành?
A. Những năm 30 của thế kỉ XX.
B. Từ 1975 đến nay.
C. Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1954.
D. Thời Pháp Thuộc.
Câu 29: Biểu hiện của việc khai thác ngày càng có hiểu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là
A. khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất.
B. đẩy mạnh sản xuất theo lối quảng canh.
C. sản lượng cây trồng vật nuôi luôn biến động.
D. tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn.
Câu 30: Ở độ cao 2400 - 2600 nước ta có kiểu khí hậu nào dưới đây?
A. Nhiệt đới gió mùa.
B. Ôn đới gió mùa trên núi.
C. Xích đạo.
D. Cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
Câu 31: Địa danh nào được xem là ranh giới tự nhiên của phần phía Đông và phần phía Tây Liên Bang Nga?
A. Sông Ê- nit- xây
B. Sông Von- ga
C. Sông Ô-bi
D. Dãy U-ran
Câu 32: Vùng có rừng bao phủ phần lớn diện tích và dân cư thưa thớt là
A. Hô- cai- đô
B. Xi- Cô- cư
C. Hôn- su
D. Kiu- Xiu
Câu 33: Đặc điểm không phải của địa hình bán bình nguyên là
A. thể hiện rõ ở Đông Nam Bộ
B. phần nhiều là của thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy
C. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
D. bề mặt phủ ba dan
Câu 34: Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.
B. Thềm lục địa phía bắc và phía nam nông, mở rộng.
C. Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng.
D. Thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu.
Câu 35: Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở
A. tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấu GDP.
B. tỉ trọng trong cơ cấu GDP trong những năm qua ổn định.
C. giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
D. đóng góp cao nhất trong cơ cấu GDP.
Câu 36: Sự phân hóa lãnh thổ sản xuất Hoa Kì chịu tác động chủ yếu nhất của các điều kiện
A. đất đai và khí hậu.
B. thị trường và lao động.
C. khí hậu và giống cây.
C. giống cây và thị trường.
Câu 37: Dân đông gây ảnh hưởng đến kinh tế nước ta thể hiện ở chỗ
A. gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.
B. tạo nên nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. tạo sức ép lên vấn đề việc làm.
D. là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
Câu 38: Trung Quốc lần đầu tiên đưa người vào vũ trụ và trở về an toàn vào năm
A. 2004. B. 2001.
C. 2002. D. 2003.
Câu 39: Tác động của gió Tây khó nóng đến khí hậu nước ta là
A. gây ra thời tiết nóng, ẩm theo mùa.
B. mùa thu, đông có mưa phùn.
C. tạo kiểu thời tiết khô nóng vào đầu hè, hoạt động từng đợt.
D.tạo sự đối lập giữa Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 40: Cho biểu đồ:
Nhận xét nào sau đây đúng với các biểu đồ trên?
A. Diện tích gieo trồng cây cà phê, chè và cao su tăng như nhau.
B. Cây chè có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và ổn định.
C. Cây cà phê có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cây cao su.
D. Diện tích gieo trồng cây cà phê, chè và cao su đều tăng.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | D | C | C | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | A | B | D | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
B | C | B | B | A |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | A | C | D | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
B | D | A | B | B |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | C | A | D | D |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
A | A | B | C | A |
36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
B | B | D | C | D |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 20 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí timdapan.com"