Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 - Toán 6

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 - Toán 6


Đề bài

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5.0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Trong các phân số  \(\dfrac{{ - 11}}{{12}};\dfrac{{ - 20}}{{23}};\dfrac{{ - 27}}{{360}};\dfrac{{ - 5}}{{ - 7}}\) phân  số lớn  nhất là:

A. \(\dfrac{{ - 11}}{{12}}\);                B.   \(\dfrac{{ - 20}}{{23}}\);

C.  \(\dfrac{{ - 27}}{{360}}\);             D.  \(\dfrac{{ - 5}}{{ - 7}}\)    

Câu 2: Các cặp phân số bằng nhau là:

A . \(\dfrac{{ - 3}}{4}\)\(\dfrac{{ - 4}}{3}\)          B . \(\dfrac{{ - 2}}{3}\)\(\dfrac{6}{9}\)

C . \(\dfrac{3}{7}\)\(\dfrac{3}{7}\)\(\dfrac{{ - 3}}{7}\)                D . \(\dfrac{7}{8}\)\(\dfrac{{ - 35}}{{ - 40}}\)

Câu 3:Tích  \((3).\dfrac{5}{9}\) bằng :

A. \(\dfrac{5}{{27}}\)                         B.  \(\dfrac{{ - 15}}{{27}}\)

C.  \(\dfrac{{15}}{9}\)                         D. \(\dfrac{{ - 5}}{3}\)

Câu 4: Kết quả rút gọn phân số \(\dfrac{{ - 210}}{{300}}\) đến tối giản là:

A . \(\dfrac{{ - 21}}{{30}}\)                            B . \(\dfrac{{21}}{{30}}\)

C . \(\dfrac{{ - 7}}{{10}}\)                              D . \(\dfrac{7}{{10}}\)

Câu 5: So sánh hai phân số \(\dfrac{{ - 3}}{4}\)\(\dfrac{4}{{ - 5}}\)

A. \(\dfrac{{ - 3}}{4} = \dfrac{4}{{ - 5}}\)     B. \(\dfrac{{ - 3}}{4} < \dfrac{4}{{ - 5}}\)

C. \(\dfrac{{ - 3}}{4} > \dfrac{4}{{ - 5}}\)               D. \(\dfrac{{ - 3}}{4} \ge \dfrac{4}{{ - 5}}\)

Câu 6: Kết quả  của  phép tính  \(\dfrac{1}{4} + \dfrac{3}{4}\left( {\dfrac{2}{3} - \dfrac{1}{2}} \right)\) bằng:

A. \(\dfrac{1}{6}\)                              B.  \(\dfrac{1}{4}\)

C. \(\dfrac{3}{8}\)                               D. \(\dfrac{3}{4}\)

Câu 7: Số đối của \(\dfrac{5}{{11}}\) là:

A. \(\dfrac{5}{{11}}\)                         B. \(\dfrac{{ - 5}}{{11}}\)

C. \(\dfrac{{ - 11}}{5}\)                      D. \(\dfrac{{11}}{5}\)

Câu 8: Số nghịch đảo của \(\dfrac{{ - 8}}{9}\) là:

A. \(\dfrac{9}{8}\)                              B. \(\dfrac{8}{9}\)

C. \(\dfrac{{ - 8}}{9}\)                                    D. \(\dfrac{9}{{ - 8}}\)

Câu 9: Kết quả của phép tính \(\dfrac{3}{5}.\dfrac{{ - 15}}{9}\) là:

A. \( - 1\)                     B. \(1\)

C. \(\dfrac{{ - 5}}{3}\)                        D. \(\dfrac{{ - 5}}{3}\)           

Câu 10: Phân số  \(\dfrac{{ - 16}}{{11}}\) được viết dưới  dạng  hỗn  số  là :

A.  \(1\dfrac{{ - 5}}{{11}}\)                B.  \(1\dfrac{5}{{11}}\)

C. \( - 1\dfrac{5}{{11}}\)                    D . \( - 1\dfrac{{( - 5)}}{{11}}\)

Câu 11: Phân số \(\dfrac{2}{5}\) viết dưới dạng phần trăm là:

A. \(\dfrac{{13}}{3}\)                        B. \(2,5\% \)

C. \(4\% \)                   D. \(40\% \)

Câu 12: Lớp 6A có \(40\) học sinh trong đó có \(12,5\% \) là học sinh giỏi. Số học sinh giỏi của lớp 6A là:

A. \(5\)                           B. \(6\)

C. \(8\)                           D. \(10\)

Câu 13: An  có  viên bi, An cho  Bình \(\dfrac{2}{5}\)  số  bi của  mình , số viên  bi  Bình  được  An  cho  là :

A.  \(4\)                                    B. \(8\)

C.  \(10\)                                  D. \(6\)

Câu 14: \(\dfrac{3}{7}\) của \(28\) thì bằng \(\dfrac{{12}}{7}\) của số:

A. \(7\)                           B. \(12\)

C. \(4\)                           D.\(\dfrac{{36}}{{49}}\)  

Câu 15. Cho biểu thức \(M = \dfrac{{ - 5}}{{n - 2}}\). Điều kiện để biểu thức \(M\) là phân số là:

A. \(n = 2\)                         B. \(n \ne 2\)

C.  \(n \ne 1\)                     D. \(n \ne  - 1\)

Câu 16: Góc vuông là góc có số đo:

A. Bằng \({180^0}\).  B. Nhỏ hơn \({90^0}\)

C. Bằng \({90^0}\)                  D. Lớn hơn \({90^0}\)

Câu 17: Góc \({30^0}\) phụ với góc có số đo bằng:

A. \({0^0}\)                             B. \({60^0}\)

C. \({90^0}\)                            D. \({180^0}\)

Câu 18: Biết rằng \(\widehat {MNP} = {180^0}\) câu nào sau đây không đúng

A.Ba điểm \(M,N,P\) thẳng hàng                               B.Hai tia \(MP\)\(MN\) đối nhau

C. Hai tia \(NP\)\(NM\) đối nhau                                      D. Góc \(MNP\) là góc bẹt

Câu 19: Nếu \(\widehat {xOy} + \widehat {yOz} = \widehat {xOz}\)  thì:

A. Tia \(Oz\) nằm giữa hai tia \(Ox\)\(Oy\).

B. Tia \(Ox\) nằm giữa hai tia \(Oz\)\(Oy\)

C. Tia \(Oy\) nằm giữa hai tia \(Ox\)\(Oz\)

D. Không có tia nào nằm giữa hai tia còn lại

Câu 20: Hình gồm các điểm cách đều điểm \(I\) một khoảng cách \(IA = 3cm\) là:

A. tia \(IA\)

B. đường tròn tâm \(I\) bán kính \(3cm\)

C. đoạn thẳng \(IA\)

D. cả A; B; C đều đúng

B/ TỰ LUẬN ( 5,0 điểm)

Bài 1: (1,0điểm): 

a) Thực hiện phép tính: \( - 4\dfrac{3}{5} + 1\dfrac{3}{5}\)

b) Tìm \(x\), biết: \(2x - 3 = 7\)     

Bài 2: ( 1,5 điểm)        Lớp  6A   có  \(48\) học sinh, số  học sinh  giỏi chiếm \(\dfrac{1}{6}\) số học sinh  cả  lớp.  Số học sinh  trung  bình  bằng \(300/%\) số học sinh  giỏi, còn  lại  là  học sinh  khá. Tính  số  học sinh  của  mỗi  loại .

Bài 3: (2,0 điểm) Trên cùng một nửa  mặt  phẳng có bờ chứa tia \(Ox\),  vẽ 2 tia  \(Ot\)\(Oy\) sao cho  \(\widehat {xOt} = {35^0};\widehat {xOy} = {70^0}\).

a)  Hỏi  tia  nào  nằm  giữa 2 tia còn  lại ? Vì sao ?

b) Tính  \(\widehat {tOy}\) ?

c)  Hỏi tia \(Ot\)  có  là  phân giác của  góc \(\widehat {xOy}\) không? Vì sao?

Bài 4:  (0,5điểm) Tìm các giá trị của  \(n \in Z\) để \(n + 13\) chia hết cho \(n – 2\).

Lời giải chi tiết

A/ Trắc nghiệm

1 2 3 4 5
D D D C C
6 7 8 9 10
C B D A C
11 12 13 14 15
D A B A B
16 17 18 19 20
C B B C B

B/ Tự luận

Bài 1:

a)  \( - 4\dfrac{3}{5} + 1\dfrac{3}{5} = \dfrac{{ - 23}}{5} + \dfrac{8}{5}\)\(\, = \dfrac{{ - 15}}{5} =  - 3\)

\(\eqalign{ & b)\,\,2x - 3 = 7  \cr & \,\,\,\,2x = 7 + 3  \cr & \,\,\,\,2x = 10  \cr & \,\,\,\,\,\,x = 10:2  \cr & \,\,\,\,\,\,x = 5 \cr} \)

Bài 2:

Số học sinh  giỏi là: \(48.\dfrac{1}{6} = 8\)   

Số học sinh  trung  bình là: \(8.300\%  = 24\)

Số học sinh  khá là: \(48 - (8 + 24) = 16\)

Bài 3:

a) Vì hai tia Oy, Ot cùng nằm trên một nửa  mặt  phẳng có bờ chứa tia \(Ox\) và  \(\widehat {xOt} < \widehat {xOy}\), \(({35^0} < {70^0})\) nên tia \(Ot\) nằm  giữa 2  tia \(Ox\), \(Oy\)

b)  Vì tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy nên ta có:

\(\eqalign{& \widehat {xOt} + \widehat {tOy} = \widehat {xOy}  \cr &  \Rightarrow \widehat {tOy} = \widehat {xOy} - \widehat {xOt}  \cr &  \Rightarrow \widehat {tOy} = {70^o} - {35^o}  \cr &  \Rightarrow \widehat {tOy} = {35^o} \cr} \)

c)  Tia \(Ot\) là phân giác của \(\widehat {xOy}\) vì:

+) Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy

+) \(\widehat {xOt} = \widehat {tOy} = {35^o}\)

Bài 4:

Ta có: \(\dfrac{{n + 13}}{{n - 2}} = 1 + \dfrac{{15}}{{n - 2}}\) 

Để  \(n + 13 \vdots n – 2\) thì \(n - 2 \in U(15)\) 

\(\Rightarrow n - 2 \in {\rm{\{ }} \pm 1; \pm 3; \pm 5; \pm 15\} \)

\(\Rightarrow n =  \pm 1; \pm 3;5;7; - 13;17\).

Bài giải tiếp theo