Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 - Ngữ văn 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 10


Đề bài

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp, Rắn như thép, vững như đồng

Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển đông trước mặt!

(Tố Hữu, Ta đi tới)

Câu 1. Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu nào?( 0.5đ) Thể hiện qua từ ngữ nào? (0.5đ)

Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ?(0.5đ) Nêu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ đó ?(1.5đ)

Câu 3. Chỉ ra đặc trưng về tính truyền cảm được thể hiện trong đoạn thơ (1.0đ)

PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 ĐIỂM)

Đề ra: Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “Trao duyên” và phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Thúy Kiều:

“...Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

(Trích “Trao duyên” - “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)

Lời giải chi tiết

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM) 

Câu 1

-  Biện pháp : So sánh

-   Từ ngữ biểu hiện: Như

Câu 2

-  Phong cách ngôn ngữ Nghệ thuật

-   3 đặc trưng: Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa

Câu 3

Đoạn thơ truyền cho ta cảm xúc tự hào, niềm tin vào sức mạnh, ý chí, sự quyết tâm của quân và dân ta trên con đường cách mạng.

PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 ĐIỂM)

1/ Yêu cầu về kĩ năng:

-  Bài viết đủ 3 phần (MB-TB-KB)

-  Nắm vững phương pháp làm văn nghị luận văn học

-  Biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật

-  Có luận điểm, luận cứ rõ ràng

Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2/ yêu cầu về kiến thức :

Trên cơ sở nắm vững đoạn trích “Trao duyên” . Diễn biến chủ yếu

tâm trạng của nhân vật, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:

a. Mở bài: Giới thiệu vị trí, vai trò của tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và dẫn dắt đến đoạn thơ cần phân tích trong đoạn trích

“Trao duyên”.

b. Thân bài :

-   Nêu bối cảnh và vị trí đoạn trích. Lồng vào phân tích nội dung và nghệ thuật đoạn thơ, cần nêu các ý chính sau:

-   Thúy Kiều tìm cách thuyết phục Thúy Vân nhận lời kết duyên cùng Kim Trọng qua phân tích:

+ Từ ngữ được lựa chọn rất đắc, phù hợp với hoàn cảnh  của Kiều(  cậy: nhờ nhưng có sự tin tưởng cao; chịu: nhận nhưng mang tính ép buộc; lạy: lạy đức hi sinh của em; thưa: điều sắp nói ra rất hệ trọng).

+ Kiều kể lại mối tình đẹp của mình với Kim Trọng cho Thúy Vân nghe để em hiểu, thông cảm.

+ Kiều động viên, an ủi : Tuổi em  còn trẻ, lâu ngày thì sẽ nảy sinh  tình cảm với Kim Trọng, sẽ hạnh phúc bên Kim Trọng….

-   Kiều trao kỉ vật lại cho em: trao từng cặp kỉ vật nhưng vừa trao mà

như dùng dằng muốn níu giữ lại. Tâm trạng vô cùng đau xót…

-    Nhận xét và phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Thúy Kiều.

* Nghệ thuật: miêu tả nội tâm, diễn biến tâm lí, lựa chọn từ ngữ

c. Kết bài: Khái quát lại nội dung , nghệ thuật đoạn thơ và nêu suy

nghĩ bản thân.