Đề số 2 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 8

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 8


Đề bài

Câu 1. Cho đoạn văn: (1,0 điểm)

         Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

- Tìm các từ thuộc trường từ vựng “bộ phận của con người”.

- Tìm các từ thuộc trường từ vựng “hoạt động của con người”.

Câu 2. Cho các từ: lênh khênh, lộp bộp, lách cách, rũ rượi.

Hãy chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh trong những từ trên. (1,0 điểm)

Câu 3. Những câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? (1,0 điểm)

a) Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

    Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

 (Tố Hữu, Bác ơi!)

b) Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

Câu 4. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép sau: (2,0 điểm)

a)  Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. (Nam Cao, Lão Hạc)

b)  Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. (Nam Cao, Lão Hạc)

Câu 5. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn: (2,0 điểm)

Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội ( )

Cái Tí ( ) thằng Dần cùng vỗ tay reo ( )

( )A( )Thầy đã về( )A( )Thầy đã về( )

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) nói về vai trò của việc tự học, trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. (3,0 điểm)

Lời giải chi tiết

Câu 1.

- Trường từ vựng “bộ phận của con người”: cổ, miệng.

- Trường từ vựng “hoạt động của con người”: túm, ấn, dúi, chạy, xô đẩy, ngã, thét.

Câu 2.

- Từ tượng hình: lênh khênh, rũ rượi.

- Từ tượng thanh: lộp bộp, lách cách.

Câu 3.

a) Nói giảm, nói tránh.

b) Nói quá.

Câu 4. 

a) Vợ tôi /không ác nhưng thị /khổ quá rồi.

     CN1     VN1                CN2     VN2

Câu ghép này chỉ quan hệ tương phản

b) Khi người ta/ khổ quá thì người ta/ chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.

        CN1            VN1          CN2                VN2

Câu ghép này chỉ quan hẹ nguyên nhân.

Câu 5.

Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội (.)

Cái Tí (,) thằng Dần cùng vỗ tay reo (.)

( - ) A (! ) Thầy đã về (!) A (!) Thầy đã về (! )

Câu 6. (3,0 điểm)

        Trong học tập mỗi người đều có một cách học riêng như Học qua sách vở , qua mạng , nghe giảng. Nhưng cách học hiệu quả nhất là cái tự học. Tự học còn thể hiện qua cách nghe giảng bài. Có thể đặt câu hỏi khi nghe giảng : Bài giảng đề cập vấn đề gì? Cốt lõi của vấn đề là gì, ... Những người đưa đò (các thầy cô giáo) là người đã dạy dỗ chúng ta và luôn giúp đỡ chúng ta trong việc tự học, làm bài tập ở nhà. Tự học là một phương pháp sẽ giúp chúng ta có thể có được một kết quả học tập "như mơ" .

 

Bài giải tiếp theo
Đề số 3 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 8
Đề số 4 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 8
Đề số 5 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 8
Đề số 6 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 8
Đề số 7 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 8
Đề số 8 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 8
Đề số 9 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 8
Đề số 10 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 8
Đề số 11 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 8
Đề số 12 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 8

Video liên quan