Đề số 12 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 8

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 12 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 8


Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(6 điểm) (mỗi câu đúng 0,5 điểm)

Đọc kĩ các câu hỏi sau và khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.

Câu 1: Các từ in đậm trong câu văn sau thuộc trường từ vựng nào?

“Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.

A. Hoạt động của lưỡi.

B. Hoạt động của miệng.

C. Hoạt động của răng.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 2: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình?

A. Lom khom                 B. Xộc xệch

C. Xồng xộc                   D. Xao xác

Câu 3: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng thanh?

A. Rào rào

B. Xào xạc

C. Mênh mông

D. Lách cách

Câu 4: Từ địa phương là gì?

A. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc.

B. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Nam.

C. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

D. Là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.

Câu 5: Từ “mà” trong câu văn sau thuộc từ loại nào?

“Trưa nay các em được về nhà cơ mà.”

 (Tôi đi học - Thanh Tịnh)

A. Thán từ

B. Tình thái từ  

C. Trợ từ

D. Quan hệ từ

Câu 6: Câu văn nào trong đoạn văn dưới đây có chứa thán từ?

"... Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?”

A. Câu 1               B. Câu 2

C. Câu 3               D. Câu 4

Câu 7: Câu văn nào dưới đây có chứa tình thán từ?

A. Ổi! Sáng xuân nay xuân 61.

B. Này! Con đừng làm như thế.

C. Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé!                 

D. Chiều biên giới em ơi!

Câu 8: Câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì?

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

 (Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

A. Nói quá

BẨn dụ

C. Hoán dụ

D. Nói giảm, nói tránh

Câu 9: Dòng nào nói đúng nhất định nghĩa về câu ghép?

A. Câu ghép là câu có từ hai kết cấu chủ vị trở lên.

B. Câu ghép là câu có chỉ có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt, các kết cấu chủ vị còn lại được bao chứa trong kết cấu chủ vị nòng cốt.

C. Câu ghép là câu có hai kết cấu chủ vị trở lên, chúng bao chứa lẫn nhau.

D. Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm không bao chứa tạo thành. Mỗi cụm chủ vị này được gọi là một vế câu.

Câu 10: Trong những câu thơ sau, câu nào là câu ghép?

A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

B. Sóng đã cài then đêm sập cửa.

C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.

D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Câu 11: Quan hệ từ được in đậm trong các câu trong đoạn văn sau chỉ quan hệ nào?

Nếu ai có bộ mặt không được xinh đẹp thì gương không bao giờ nói dối, nịnh xằng là xinh đẹp. Nếu ai mặt nhọ, gương nhắc nhở ngay. Nếu ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo như để an ủi, đẻ xẻ chia”...

(Tấm gương–Băng Sơn)

A. Quan hệ mục đích

B. Quan hệ điều kiện

C. Quan hệ nguyên nhân

D. Quan hệ nhượng bộ

Câu 12: Dấu hai chấm trong đọan văn sau dùng để đánh dấu lời đối thoại. Đúng hay sai?

“Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cay phong sinh đôi ấy?...”

A. Đúng                                B. Sai

II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Xác định câu ghép trong những ví dụ sau, chỉ ra các quan hệý nghĩa giữa các vế câu:

a. “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tựnhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”.

(Tôi đi học - Thanh Tịnh).

b.Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xạc xào không ngớt ấy,tôi hình dung ra những miền xa lạ kia. Thuở ấy chỉ có một điều tôi chưa nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này?...”

(Hai cây phong - Ai-ma-tốp)

Câu 2: (2 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và dấu câu đã học. Chủ đề: Mùa xuân đã về.

Lời giải chi tiết

I. Phần trắc nghiệm: (6 điểm)

1 - C

2 - D

3 - C

4 - C

5 - B

6 - B

7 - C

8 - C

9 - D

10 - B

11 - B

12 - B

II. Phần tự luận: (4 điểm)

Câu 1:

Xác định câu ghép trong những ví dụ sau, chỉ ra các quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:

a. Câu ghép: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

⟶ Quan hệ nguyên nhân.

b.Câu ghép: Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xạc xào không ngớt ấy tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia.

⟶ Quan hệ tiếp nối.

Câu 2:(2 điểm)

“Thế rồi mùa xuân mong ước đã đến.

Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng sực nức lên. Không khí còn hơi nước lạnh lẽo. Trong vườn bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thỉu. Trên cành lấm tấm mọc mầm xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương muốn trổ lá. Những cành xoan gầy gùa sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng hồng bụt đã có nụ. Nhiều bạn hàng xóm đã đến rình đợi ngắt nụ hồng bụt đỏ về bày chơi.

Mùa xuân tươi đẹp đã về...”