Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Địa lí 10


Đề bài

I.   Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1. Công nghiệp được chia làm hai nhóm công nghiệp nặng (nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B)  dựa vào

A. tính chất và đặc điểm.  

B. công dụng kinh tế của sản phẩm.         

C. trình độ phát triển.

D. lịch sử phát triển của các ngành.

Câu 2. Công nghiệp dệt - may thuộc nhóm ngành

A. công nghiệp nặng.   

B. công nghiệp vật liệu.  

C. công nghiệp nhẹ.   

D. công nghiệp chế biến.

Câu 3. Các ngành công nghiệp nhẹ thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển vì

A. đây là những ngành tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa.

B. đây là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao.

C. phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển.

D. sự phân công lao động quốc tế.

Câu 4. Trong cơ cấu sản lượng điện của thế giới hiện nay, ngành chiếm tỷ trọng cao nhất là

A. nhiệt điện.           

C. thủy điện.             

B. điện nguyên tử.               

D. điện từ gió.

Câu 5. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là

A. đường sá và xe cộ.   

B. sự chuyên chở người và hàng hóa.

C. đường sá và phương tiện

D. sự tiện nghi và an toàn cho người và hàng hóa.

Câu 6. “Công nghiệp không khói” dùng để chỉ ngành

A. công nghiệp điện tử - tin học.

B. du lịch. 

C. dịch vụ. 

D. thương mại.

Câu 7. Kênh đào Pa-na-ma nối liền

A. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.   

B. Bắc Băng Dương với Thái Bình Dương.

C. Địa Trung Hải với Hồng Hải.                

D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 8. Phần lớn các cảng biển đều nằm ở Đại Tây Dương vì

A. có bờ biển khúc khuỷu dễ dàng xây dựng các cảng biển.

B. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn là Tây Âu và Nhật Bản.

C. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn là Hoa Kỳ và Nhật Bản.

D. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn là Châu Âu và Bắc Mĩ.

II.  Tự luận (8 điểm)

Câu 9. Trình bày vai trò của ngành giao thông vận tải. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên đến sự phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải. Lấy ví dụ.

Câu 10. Dựa vào bảng số liêu:

Giá trị xuất và nhập khẩu hàng hóa của một số nước, năm 2004

(Đơn vị: tỉ USD)

b. Qua biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét về giá trị xuất, nhập khẩu và cán cân xuất nhập của các nước, năm 2004.a. Vẽ biểu đồ cột ghép so sánh giá trị xuất khẩu với nhập khẩu của các nước, năm 2004.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Tổng hợp kiến thức.

- Xem lại lí thuyết phần vai trò của ngành giao thông vận tải và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.

Lời giải chi tiết

I.   Trắc nghiệm (2 điểm)

1

2

3

4

5

B

C

C

A

B

6

7

8

 

B

D

D

II.  Tự luận (8 điểm)

Câu 9.

1. Trình bày vai trò của ngành giao thông vận tải.

- Giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, bình thường.

- Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho sinh hoạt thuận tiện.

- Nhân tố quan trọng phân bố sản xuất, dịch vụ và dân cư.

- Thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở các vùng núi xa xôi.

- Củng cố tính thống nhất của nền KT, tăng cường sức mạnh quốc phòng.

- Giao lưu kinh tế với các nước.

2. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên đến sự phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải. Lấy ví dụ.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Vị trí địa lí quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình vận tải.

Ví dụ: Nhật, Anh 4 mặt đều giáp biển nên giao thông vận tải đường biển có vị trí quan trọng, vùng băng giá dùng xe trượt tuyết,...

+ Địa hình: ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.

Ví dụ: Qua núi phải xây dựng hầm - đèo, qua sông phải làm cầu,...

- Khí hậu, thời tiết: ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải.

Ví dụ: mùa lũ gây khó khăn cho đường ô tô, đường sắt; sương mù máy bay không hoạt động được,...

- Sông ngòi: ảnh hưởng đến vận tải đường sông, chi phí cầu đường.

Ví dụ: Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc nên có rất nhiều các cây cầu: cầu Trường Tiền, cầu Long Biên, cầu Nhật Tân,...

Câu 10.

1. 

Biểu đồ cột ghép 2 giá trị.

Vẽ biểu đồ khác không cho điểm.

Yêu cầu: vẽ chính xác; rõ ràng, sạch, đẹp; ghi đủ các nội dung: số liệu, ký hiệu, chú giải, tên biểu đồ, đơn vị, nước. (Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm)

2. 

- Giá trị xuất khẩu giữa các nước có sự chênh lệch (dẫn chứng).

- Giá trị nhập khẩu giữa các nước có sự chênh lệch (dẫn chứng).

- Hoa Kì và Anh có giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu nên cán cân âm (dẫn chứng).

- Đức và Nhật Bản có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu nên cán cân dương (dẫn chứng).