Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 6

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 ( Đề thi học kì 1 )- Sinh học 6


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Chức năng trụ giữa của thân non:

a.Trụ giữa chứa chất dự trữ và tham gia quang hợp.

b.Trụ giữa vận chuyển chất hữu cơ, nước, muối khoáng và chứa chất dự trữ.

Trụ giữa vận chuyển nước, muối khoáng và chứa chất dự trữ.

Trụ giữa vận chuyển chất hữu cơ, muối khoáng.

2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió:

a. Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt.

b.Hoa thường tập trung ở ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ nhẹ.

c. Hoa thường tập trung ở ngọn cây, có hương thơm, mật ngọt.

d. Câu a và c đúng.

Câu 2. Điền từ thích hợp: vận chuyển, lục lạp, biểu bì, lỗ khí, bảo vệ, đóng mở vào chỗ trống trong các câu sau đây:

      Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào................ trong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá. Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất đày có chức năng…………..cho các phần bên trong của phiến lá.

Lớp tế bào biểu bì mặt dưới có rất nhiều .....................................  , hoạt

động................ của nó giúp cho lá trao đổi khí và cho hơi nước thoát ra ngoài.

Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều .....................  có chức năng thu nhận ánh

sáng cần cho việc chế tạo chất hữu cơ.

 Gân lá có chức năng…………………..các chất.

Câu 3. Hãy chọn mục tương ứng giữa cột A và B trong bảng dưới đây sao cho phù hợp rồi viết vào cột trả lời (ví dụ l.e):

Cột A

Cột B

Trả lời

l. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên

a. Mạch rây.

1. e

thân, lá.

b. Lỗ khí.

2........

2. Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.

c. Lông hút.

3........

3. Bảo vệ các bộ phận bên trong của rễ.

d. Biểu bì.

4........

4. Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.

e. Mạch gỗ.

5........

5. Giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước.

 

 

II. T LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ?

Câu 2. (2 điểm) Hãy quan sát củ khoai tây và cho biết cây khoai tây sinh sản bằng gì ?

Câu 3. (1 điểm) Hãy kể tên một số cây khác có khả năng sinh sản bằng thân bò, sinh sản bằng lá mà em biết.

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1.

1

2

b

b

 Câu 2. Điền từ thích hợp theo thứ tự sau: Biểu bì, bảo vệ, lỗ khí, đóng mở, lục lạp, vận chuyển.

 Câu 3. Mục tương ứng giữa cột A và B:

1

2

3

4

5

e

a

d

c

b

 II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. Để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng, ta có thể làm thí nghiệm: Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối 2 ngày. Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt. Đặt chậu cây đó ngoài sáng (nơi có nắng gắt), rồi ngắt chiếc lá bỏ băng giấy đen và cho vào cồn 90° đun sôi cách thuỷ, để tẩy hết chất diệp lục ở lá. Rửa sạch lá trong cốc nước ấm, rồi bỏ lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iốt loãng), ta thu được kết quả: chỗ bịt giấy đen (không thu nhận ánh sáng) không có tinh bột, nghĩa là lá cây chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.

Câu 2. - Củ khoai tây là một phần của thân cây nằm trong đất, phình to thành củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ.

- Nếu quan sát thật kĩ, ta sẽ thấy trên củ khoai có những vảy nhỏ che chồi non rất nhỏ ở bên trong.

- Để một thời gian sau, những chồi non nhỏ đó sẽ phát triển thành mầm, mỗi mầm nếu đem trồng có thể phát triển thành một củ khoai tây mới.

Như vậy, khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng thân củ.

Câu 3. - Một số cây có khả năng sinh sản bằng thân bò là: cây rau má, cây rau diếp….

Một số cây có khả năng sinh sản bằng lá là: cây thuốc bỏng, cây hoa đá...