Đề số 17 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 6

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 17 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Sinh học 6


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Ở rễ, miền có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng là:

a. Miền sinh trưởng                       b. Miền trưởng thành

c. Miền hút                                    d. Miền chóp rễ

Câu 2. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào toàn là cây có rễ chùm ?

a. Cây xoài, cây mít, cây đào         b. Cây bưởi, cây đậu, cây hành

c. Cây mít, cây cải, cây lúa            d. Cây hành, cây ngô, cây lúa.

Câu 3. Đặc điểm của thân gỗ là:

 a. Cứng, cao, có cành                     b. Cứng, cao, không có cành

  c. Mềm, yếu, thấp                           d. Bò sát đất

Câu 4. Bộ phận giúp thân cây gỗ to ra là:

a. Biểu bì            b. Mạch gỗ        c. Mạch rây       d. Tầng phát sinh

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ lá rất đa dạng ?

a. Phiến lá có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau

b. Có nhiều kiểu gân lá

c. Có hai loại: lá đơn, lá kép

d. Cả a, b và c.

Câu 6. Phần lớn nước sau khi được rễ hút vào cây được đi đâu ?

a. Tích lại trong tế bào                   b. Làm nguyên liệu quang hợp

c. Thoát ra môi trường                   d. Làm nguyên liệu hô hấp

II. TỰ LUẬN ( 7 điểm)

Câu 1. Hãy nêu tên và trình bày chức năng của các loại rễ biến dạng.

Câu 2. Cấu tạo trong của thân non gồm những bộ phận nào ? Nêu chức năng của từng bộ phận.

Câu 3. Thế nào là quá trình hô hấp ở cây ?

Câu 4. Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên Trái Đất, điều đó đúng không ? Vì sao ?

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

1

2

3

4

5

6

c

d

a

d

d

c

 II. TỰ LUẬN ( 7 điểm)

Câu 1. Nêu tên một số loại rễ biến dạng và chức năng của chúng.

-  Rễ củ. Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang,... phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, tạo quả.

- Rễ móc. Các loại rễ móc như rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh... Đó là những rễ phụ mọc ra từ đốt thân giúp cây bám vào trụ để leo lên.

- Rễ thở. Có nhiều ở loại cây sống ở đầm lầy ngập nước như vẹt, sú, mắm, cây bụt mọc... Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.

- Giác mút. Có ở loại cây sổng bám như tầm gửi, tơ hồng. Rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn.

 Câu 2. Thân non gồm 2 bộ phận là vỏ và trụ giữa; vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ; trụ giữa gồm mạch rây, mạch gỗ và ruột.

- Vỏ gồm :

+ Biểu bì : Chức năng: bảo vệ bộ phận bên trong

+ Thịt vỏ: Chức năng: dự trữ và tham gia quang hợp

- Trụ giữa gồm:

+ Mạch rây: có chức năng vận chuyển chất hữu cơ.

+ Mạch gỗ: có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng

+ Ruột: chức năng chứa chất dự trữ.

Câu 3. - Hô hấp là quá trình cây lấy khí ôxi để phân giải các chất hữu cơ, sản năng lượng cần cho các hoạt động sống đồng thời thải ra khí cacbônic và hơi nưởc.

- Sơ đồ hô hấp:

Chất hữu cơ + Khí ôxi \(\to\) Năng lượng + Khí cacbônic + Hơi nước

Câu 4. Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên Trái Đất, điều đó đúng, vì:

- Cây xanh quang hợp tạo ra chất hữu cơ nuôi sống mọi sinh vật trên Trái Đất.

- Cây xanh quang hợp tạo ra khí O2 và hấp thụ khí CO2 góp phần duy trì nồng độ các chất khí trong khí quyển phù hợp nhu cầu của mọi cơ thể sống trên Trái Đất.