Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Lịch sử 6
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Lịch sử 6
Đề bài
Thời gian |
Tên nước |
Đơn vị hành chính |
Năm 179TCN |
|
|
Năm 111 TCN |
|
|
Đầu thế kỉ III |
|
|
Đầu thế kỉ VI |
|
|
679 – Thế kỉ X |
|
|
Câu 2. Hãy nêu những biểu hiện cụ thể của những chuyển biến về kinh tế, văn hoá, xã hội của nước ta trong thời Bắc thuộc?
Câu 3. Ngô Quyền có công lao như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai?
Lời giải chi tiết
Câu 1. Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta đã bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau như thế nào? Hãy thống kê cụ thể qua từng giai đoạn bị đô hộ.
Trong thời kì Bắc thuộc, nước ta bị mất tên, chia ra nhập vào với các quận huyện của Trung Quốc, với những tên gọi khác nhau như sau:
Thời gian |
Tên nước |
Đơn vị hành chính |
Năm 179TCN |
Thuộc Hán |
Hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân. |
Năm 111 TCN |
Châu Giao |
Nhà Hán chia ra ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. |
Đầu thế kỉ III |
Giao Châu |
Nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu, (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ). |
Đầu thế kỉ VI |
Giao Châu đô hộ phủ |
Nhà Lương chia nước ta thành: Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu. |
679 - Thế kỉ X |
An Nam đô hộ phủ |
Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. |
Câu 2. Những biểu hiện cụ thể của những chuyển biến về kinh tế, văn hoá, xã hội của nước ta trong thời Bắc thuộc:
- Về kinh tế:
+ Nghề rèn sắt vẫn phát triển.
+ Trong nông nghiệp, nhân dân đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm hai vụ.
+ Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển: nghề gốm, dệt vải và giao lưu buôn bán.
- Về văn hoá: Chữ Hán và đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão được truyền vào nước ta. Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.
- về xã hội, xã hội phân hoá sâu sắc, có ba tầng lớp: Quý tộc, nông dân công xã và nô tì.
Nhưng từ khi bị phong kiến phương Bắc thống trị xã hội bị phân hoá:
+ Tầng lớp thống trị có địa vị và quyền lực cao nhất là bọn quan lại, địa chủ người Hán.
+ Tầng lớp quý tộc người Việt bị mất quyền lực trở thành Hào trưởng, họ bị quan lại địa chủ Hán chèn ép, khinh rẽ nhưng họ vẫn có vai trò quan trọng trong địa phương và có uy tín trong nhân dân, vì thế họ là tầng lớp đảm nhận và hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân đô hộ giành quyền độc lập.
+ Nông dân công xã trước đây, bao gồm nông dân và thợ thủ công. Từ khi bị đô hộ, một số giàu có lên, song cũng có người nợ nần túng thiếu do bị tước đoạt ruộng đất, bị tô thuế nặng, một số trở thành nô tì hoặc nông nô, nông dân lệ thuộc. Số này gọi chung là tầng lớp dân nghèo.
Câu 3. Ngô Quyền có công lao như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai?
Ngô Quyền đã có công lao:
- Huy động được sức mạnh toàn dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
- Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.
- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo - bố trí trận địa cọc ngầm ⟶ để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Lịch sử 6 timdapan.com"