Đề số 18 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 7

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 18 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 7


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1. Bổ sung các chú thích vào hình sau:

1……………………………

2……………………………

3…………………………….

4…………………………….

A……………………………

B…………………………….

Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Đại diện nào sau đây thuộc bộ Lưỡng cư có đuôi ?

A. Ếch giun

B. Cóc nhà

C. Cá cóc Tam Đảo

D. Chẫu chàng

2. Điều nào dưới đây sai khi nói về đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng ?

A. Hai chi sau dài hơn hai chi trước rất nhiều

B. Da khô có vảy sừng

C. Kích thước các chi không chênh lệch nhiều

D. Cổ, thân và đuôi dài

3. Cấu tạo tim thằn lằn gồm:

A. Một tâm thất và một tâm nhĩ

B. Hai tâm nhĩ và một tâm thất

C. Hai tâm thất và một tâm nhĩ

D. Hai tâm nhĩ và một tâm thất có vách hụt

4. Điều nào dưới đây đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu ?

A. Toàn thân phủ lớp lông mao

B. Mỏ sừng, hàm có răng

C. Cổ dài khớp đầu với thân

D. Cả A, B và C đều đúng

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.

Câu 2. So sánh các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật có xương sống.

Câu 3. Nêu những đặc điểm hô hấp của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1. Bổ sung các chú thích:

1. Tâm nhĩ trái                                     2. Tâm thất trái

3. Tâm nhĩ phải                                    4. Tâm thất phải

A. Phổi và vòng tuần hoàn phổi          B. Vòng tuần hoàn lớn

Câu 2.

1

2

3

4

C

A

D

C

1. Cá cóc Tam Đảo thuộc bộ Lưỡng cư có đuôi

Chọn C

2. Ý sai là A

Chọn A

3. Cấu tạo tim thằn lằn gồm: Hai tâm nhĩ và một tâm thất có vách hụt

Chọn D

4. Khi nói về đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu, ý đúng là: Cổ dài khớp đầu với thân

Chọn C

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

- Da khô, có vảy sừng bao bọc: Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

- Có cổ dài: Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng

- Mắt có mi cử động, có nước mắt: Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô

- Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu: Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ

- Thân dài, đuôi rất dài: Động lực chính của sự di chuyển

- Bàn chân có 5 ngón có vuốt: Tham gia di chuyển trên cạn.

Câu 2. So sánh các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật có xương sống.

Động vật

Cơ quan

Thụ tinh

Vỏ trứng

Con non

Chưa có cơ quan giao phối

Thụ tinh ngoài

Không có vỏ cứng Vỏ được bao bọc bởi lớp màng nhầy

Không biến thái

Ếch

Biến thái

Bò sát

Con đực có cơ quan giao phối

Thụ tinh trong

Trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc.

Không biến thái, trứng tự nở

Chim

Không có cơ quan giao phối

Trứng có vỏ đá vôi bao bọc

Ấp trứng, mớm mồi

Thú

Có cơ quan giao phối

Trứng có vỏ đá vôi (thú mỏ vịt)

Đẻ con, nuôi con bằng sữa

Câu 3. Những đặc điểm hô hấp của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn:

- Phổi gồm một mạng ống khí dày đặc: tạo nên một bề mặt trao đổi khí rất rộng.

- Trong khoang cơ thể có thêm 9 túi khí phân nhánh: dùng để dự trữ khí tới phổi, hỗ trợ lượng lớn không khí thở cho chim trong những chuyến bay dài trên cao.

- 9 túi khí phân nhánh, len lỏi vào giữa các hệ cơ quan, trong các xoang rồng giữa các xương: giúp giảm trọng lượng cơ thể (làm chim nhẹ hơn) và giảm ma sát giữa các nội quan khi bay.

- Sự phối hợp hoạt động của các túi khí bụng và các túi khí ngực làm cho không khí đi qua hệ thống ống khí trong phổi theo một chiều khiến trong phổi không có khí đọng, tận dụng được lượng ôxi trong không khí hít vào. Đặc điểm này phù hợp với nhu cầu ôxi cao ở chim, đặc biệt khi chim bay.

- Khi chim đậu, hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực.



Từ khóa phổ biến