Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 7 - Đề số 5 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 7 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề bài

Câu 1: Đặc điểm chung của lớp Thú, lớp Động vật có xương sống có tổ chức cao nhất ?

A. Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

B. Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.

C. Bộ răng phân hoá, tim 4 ngăn, bộ não phát triển.

D. Cả A, B và C.

Câu 2: Đặc điểm nào giúp chim bám chặt vào cành cây khi đậu

A. Chi trước biến đổi thành bàn chân có 3 ngón

B. Chi trước biến thành cánh có 3 ngón, có vuốt sắc

C. Chi sau biến đổi thành bàn chân có 3 ngón.D. Chi trước và chi sau đều có các ngón chân có vuốt.

Câu 3: Đặc điểm của bộ Thú huyệt là gì ?

A. Đẻ trứng.

B. Thú mẹ chưa có núm vú.

C. Con sơ sinh liếm sữa do thú mẹ tiết ra.

D. Cả A, B và C.

Câu 4: Bộ răng của dơi ăn sâu bọ nhọn có tác dụng gì ?

A. Dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bọ.

B. Dễ dàng cắn chặt kẻ thù.

C. Dễ dàng gặm lá cây.

D. Cả A, B và C.

Câu 5: “Thuộc bộ Guốc lẻ, chân có 3 ngón (1 ngón phát triển), không có sừng, không nhai lại, sống theo đàn”, đoạn thông tin bên miêu tả loài động vật nào?

A.                             B. Ngựa

C. Tê giác                     D. Voi

Câu 6: Vai trò của lưỡng cư đối với con người và tự nhiên là

A. tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm.

B. tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi...

C. là thực phẩm, làm thuốc, là vật thí nghiệm trong sinh lí học, góp phần giữ cân bằng sinh thái.

D. cả A, B và C.

Câu 7: Tại sao ếch thường sống nơi ẩm ướt gần bờ nước

A. Vì ếch hô hấp qua da là chủ yếu.

B. Vì nếu da khô, ếch sẽ không hô hấp được

C. Vì nếu cơ thể mất nước, ếch sẽ chết.

D. Cả A, B và C.

Câu 8: Mắt của các động vật trên cạn có đặc điểm gì đặc trưng ?

A. Có mi mắt.               B. Có tuyến lệ.

C. Có màng mắt.          D. Cả A và B.

Câu 9: Tim và phổi của thỏ được bảo vệ ở đâu ?

A. Trong khoang ngực.

B. Trong khoang bụng.

C. Trong hộp sọ.

D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 10: Cơ quan hô hấp của ếch là

A. da và mang              B. phổi

C. phổi và mang           D. phổi và da

Câu 11: Chân của vịt có đặc điểm gì khác so với chân của gà

A. Có cựa

B. Có 4 ngón

C. Có màng bơi

D. Có vuốt cong, sắc

Câu 12: Thằn lằn thường trú đông ở

A. ruộng lúa.                     B. trên cây.

C. các hang đất khô.         D. dưới nước.

Câu 13: Chi sau của thỏ dài, khoẻ dùng để

A. đào hang

B. bật nhảy xa, chạy nhanh khi bị săn đuổi.

C. kiếm ăn

D. trèo cây

Câu 14: Phát biểu đúng khi nói về hệ tuần hoàn của thằn lằn

A. Tim 3 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

B. Tim 2 ngăn có 1 vòng tuần hoàn

C. Tim 3 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn.

D. Tim 3 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách hụt, máu pha

Câu 15: Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào chung cho cả ếch và thằn lằn ?

A. Mắt có mi cử động.

B. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.

C. Chỉ có 5 ngón.

D. Da khô, có vảy sừng bao bọc.

Câu 16: Đại diện nào sau đây trong lớp lưỡng cư có vai trò chữa bệnh kinh giật?

A. Ếch đồng.                 B. Ễnh ương.

C. Cóc (nhựa)               D. Nhái.

Câu 17: Bò sát có vai trò quan trọng như thế nào với con người ?

A. Có ích cho nông nghiệp, tiêu diệt các loài sâu bọ hại, gặm nhấm (chuột).

B. Dùng làm thực phẩm, dược phẩm

C. Cung cấp các sản phẩm mĩ nghệ

D. Cả A, B, C.

Câu 18: Khi làm thịt cóc để ăn chúng ta cần chú ý

A. Loại bỏ da cóc

B. Bỏ trứng và nội tạng cóc

C. Chặt bỏ đầu có tuyến mang tai

D. Cả 3 phương án trên

Câu 19: Điểm giống nhau giữa chim và thú là:

A. nuôi con bẵng sữa diều

B. động vật hằng nhiệt

C. đẻ trứng

D. đẻ con.

Câu 20: Đặc điểm cấu tạo hệ hô hấp của lớp chim khác với lớp bò sát:

A. Hô hấp bằng phổi.

B. Phổi có mạng ống khí với nhiều túi khí.

C. Phổi có nhiều vách ngăn

D. Hô hấp bằng da.

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.D

2.C

3.D

4.A

5.B

6.D

7.D

8.D

9.A

10.D

11.C

12.B

13.B

14.D

15.A

16.C

17.D

18.D

19.B

20.B

Câu 1 (VD):
Đặc điểm chung của lớp Thú:

+ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

+ Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.

+ Bộ răng phân hoá, tim 4 ngăn, bộ não phát triển.

Chọn D

Câu 2 (VD):
Chi sau biến đổi thành bàn chân có 3 ngón có vuốt sắc giúp chim bám chặt vào cành cây khi đậu và duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.

Chọn C

Câu 3 (NB):
Bộ Thú huyệt có các đặc điểm:

+ Đẻ trứng

+ Chưa có núm vú mới có tuyến sữa

+ Con sơ sinh ép mỏ vào bụng thú mẹ để cho sữa chảy ra hoặc uống sữa do thú mẹ tiết ra.

Chọn D

Câu 4 (TH):
Bộ răng của dơi ăn sâu bọ nhọn có tác dụng dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bọ.

Chọn A

Câu 5 (VD):
A loại vì bò thuộc bộ Guốc chẵn

C loại vì tê giác có sừng

D loại vì chân voi có 5 ngón.

Chọn B

Câu 6 (VD):
Vai trò của lưỡng cư đối với con người và tự nhiên là: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm; tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi…., là thực phẩm, làm thuốc, là vật thí nghiệm trong sinh lí học, góp phần giữ cân bằng sinh thái.

Chọn D

Câu 7 (TH):
Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt như ven hồ, sông, suối… vì

+ ếch hô hấp qua da là chủ yếu.

+ nếu da khô, ếch sẽ không hô hấp được

+ nếu cơ thể mất nước, ếch sẽ chết.

Chọn D

Câu 8 (NB):
Mắt của các động vật sống trên cạn có đặc điểm chung là: Có mi mắt và tuyến lệ.

Chọn D

Câu 9 (NB):
Tim và phổi của thỏ được bảo vệ ở lồng ngực thuộc khoang ngực.

Chọn A

Câu 10 (NB):
Ếch có thể hô hấp qua phổi và da.

Chọn D

Câu 11 (TH):
Chân của vịt có đặc điểm gì khác so với chân của gà là có màng bơi, chân gà có cựa, móng vì vịt có lối sống bơi lội.

Chọn C

Câu 12 (NB):
Thằn lằn thường trú đông ở các hang đất khô.

Chọn C

Câu 13 (TH):
Chi trước: ngắn Đào hang và di chuyển

Chi sau: dài khỏe Bật nhảy xa, chạy trốn kẻ thù 

Chọn B

Câu 14 (NB):
Thằn lằn có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt (tạm thời ngăn tâm thất thành 2 nửa) → máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn

Chọn D

Câu 15 (VD):
Đặc điểm chung của ếch và thằn lằn là: Mắt có mi cử động, có nước mắt.

B,C,D chỉ có ở thằn lằn.

Chọn A

Câu 16 (TH):
Cóc (nhựa) chế lục thần hoàn chữa kinh giật (SGK Sinh 7 trang 122).

Chọn C

Câu 17 (NB):
Nhiều loài bò sát có ích cho nông nghiệp, tiêu diệt các loài sâu bọ hại (thằn lằn), gặm nhấm (rắn), làm thực phẩm (ram, ba ba, …) dược phẩm (nọc rắn, mật trăn, mỡ trăn, yếm rùa, ..), sản phẩm mĩ nghệ (da cá sấu, vảy đồi mồi, …).

Chọn D

Câu 18 (NB):
Khi làm thịt cóc để ăn chúng ta cần chú ý

+ Loại bỏ da cóc: trên da cóc có nhiều tuyến nhựa độc

+ Loại bỏ nội tạng đặc biệt là gan, trứng, không làm vỡ các cơ quan này.

+ Chặt bỏ đầu có tuyến mang tai có nhựa độc.

Chọn D

Câu 19 (TH):
Điểm giống nhau giữa chim và thú là: động vật hằng nhiệt

A,C có ở chim

D có ở thú (trừ Thú mỏ vịt đẻ trứng).

Chọn B

Câu 20 (TH):
Đặc điểm cấu tạo hệ hô hấp của lớp chim khác với lớp bò sát: Phổi có mạng ống khí với nhiều túi khí.

Chọn B

 

Bài giải tiếp theo