Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 7 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 7 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
Câu 1: Đặc điểm phân biệt giữa lớp Thú và lớp Chim là
A. Tim 4 ngăn B. Hằng nhiệt
C. Có tuyến sữa D. Đẻ con
Câu 2: Bộ Cá voi lông gần như tiêu biến hoàn toàn có ý nghĩa thích nghi gì ?
A. Giảm ma sát khi bơi trong nước.
B. Giảm nhẹ trọng lượng cơ thể.
C. Cả A và B.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 3: Mi mắt thỏ có tác dụng
A. giữ nước mắt làm màng mắt không bị khô.
B. bảo vệ cho mắt.
C. che nắng cho mắt.
D. cả A và B.
Câu 4: Nhờ đâu mà lông chim không thấm nước
A. Do chân lông tiết ra các chất nhờn ngăn thấm nước
B. Chim dùng chất tiết ở tuyến phao câu bôi lên lông
C. Lông chim đã có tính chống thấm nước
D. Chim cọ lông của mình vào các thực vật có sáp ở trên bề mặt lá.
Câu 5: Loài thú đẻ trứng là
A. Kanguru B. Dơi
C. Cá voi D. Thú mỏ vịt
Câu 6: Đâu không phải đặc điểm chung của các động vật thuộc lớp Bò sát là:
A. Có màng nhĩ
B. Tim 4 ngăn
C. Hô hấp bằng phổi
D. Thụ tinh trong
Câu 7: Đại diện nào sau đây trong lớp lưỡng cư có vai trò chữa bệnh kinh giật?
A. Ếch đồng. B. Ễnh ương.
C. Cóc (nhựa) D. Nhái.
Câu 8: Chim ăn quả chín góp phần
A. Giảm ô nhiễm môi trường
B. Phát tán quả và hạt
C. Thụ phấn cho cây
D. Giảm công hái quả
Câu 9: Các bộ Móng guốc có đặc điểm gì đặc trưng nhất ?
A. Số lượng ngón chân tiêu giảm.
B. Đốt cuối cùng của mỗi ngón có sừng bao bọc gọi là guốc.
C. Chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng.
D. Chỉ những đốt có guốc mới chạm đất.
Câu 10: Phổi của thỏ có cấu tạo như thế nào ?
A. Phổi lớn.
B. Gồm nhiều phế nang.
C. Có mang mao mạch dày đặc.
D. Cả A, B và C.
Câu 11: Các cử động nào của thằn lằn tham gia vào hoạt động di chuyển ?
A. Thân và đuôi tì vào đất.
B. Thân và đuôi cử động liên tục.
C. Chi trước và chi sau tác động vào đất.
D. Cả A, B và C.
Câu 12: Ếch sẽ ra sao nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới ?
A. Ếch sẽ chết ngay do không có ôxi.
B. Ếch sẽ chết sau một thời gian vì ôxi hoà tan trong nước rất ít.
C. Ếch sẽ không chết vì nó quen sống trong môi trường nước.
D. Ếch sẽ không chết vì có lớp da nhờn có thể thấm khí.
Câu 13: Trứng của thằn lằn được thụ tinh ở
A. ngoài môi trường nước.
B. trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái.
C. trong các hang.
D. trên các lá cây.
Câu 14: Tai chim có đặc điểm :
A. Đã có ống tai ngoài nhưng chưa có vành tai
B. Đã có ống tai ngoài và có vành tai
C. Chưa có ống tai ngoài và chưa có vành tai
D. Chưa có ống tai ngoài và đã có vành tai
Câu 15: Ếch đồng hô hấp bằng:
A. da và mang B. Phổi và mang
C. Phổi và da D. phổi
Câu 16: Ở Việt Nam lưỡng cư phân làm mấy bộ?
A. một bộ B. hai bộ
C. ba bộ D. bốn bộ
Câu 17: Bò sát hiện nay được xếp vào mấy bộ :
A. 1 bộ B. 3 bộ
C. 2 bộ D. 4 bộ
Câu 18: Đại diện nào thuộc nhóm Chim bơi?
A. Đà điểu B. Chim cánh cụt
C. Gà. D. Công.
Câu 19: Những lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống sau đây là động vật hằng nhiệt, đẻ con:
A. Chim, thú B. Lưỡng cư, bò sát
C. Chỉ có lớp thú D. Cá, lưỡng cư.
Câu 20: Những nhóm động vật nào sau đây thuộc bộ guốc chẵn?
A. Bò, lợn, dê B. Ngựa, dê, nai
C. lợn, bò, voi D. Bò, ngựa, tê giác
Lời giải chi tiết
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1.C |
2.A |
3.D |
4.B |
5.D |
6.B |
7.C |
8.B |
9.B |
10.D |
11.D |
12.B |
13.B |
14.A |
15.C |
16.C |
17.D |
18.B |
19.C |
20.A |
Câu 1 (TH):
Lớp Thú gồm các loài động vật có vú (Thú mỏ vịt có tuyến sữa), nuôi con bằng sữa mẹ.
A,B là đặc điểm chung của 2 lớp này.
Ý D chưa đúng vì cũng có thú đẻ trứng (thú mỏ vịt)
Chọn C
Câu 2 (TH):
Bộ Cá voi lông gần như tiêu biến hoàn toàn làm giảm ma sát khi bơi.
Chọn A
Câu 3 (NB):
Mi mắt có lông mi giữ nước mắt để mắt không bị khô và bảo vệ mắt.
Chọn D
Câu 4 (VD):
Ở chim có tuyến phao câu (gần phao câu) tiết ra chất nhờn, khi rỉa lông, chim sẽ bôi các chất nhờn đó lên lông làm lông chim mềm, mịn và không thấm nước.
Chọn B
Câu 5 (NB):
Thú mỏ vịt là loài đẻ trứng, các loài còn lại đẻ con.
Chọn D
Câu 6 (NB):
Đặc điểm không phải là chung của các động vật thuộc lớp Bò sát là: B, chỉ có cá sấu có tim 4 ngăn, các loài khác có tim 3 ngăn với vách ngăn tâm thất.
Chọn B
Câu 7 (TH):
Cóc (nhựa) chế lục thần hoàn chữa kinh giật (SGK Sinh 7 trang 122).
Chọn C
Câu 8 (NB):
Chim ăn quả chín góp phần phát tán quả và hạt đi xa hơn.
Chọn B
Câu 9 (VD):
Điểm đặc trưng nhất của bộ Móng guốc là đốt cuối cùng của mỗi ngón có sừng bao bọc gọi là guốc.
Chọn B
Câu 10 (NB):
Hệ hô hấp của thỏ:
Gồm:
+ khí quản.
+ Phế quản
+ 2 lá phổi (phổi lớn gồm nhiều túi phổi gọi là phế nang với mạng mao mạch dày đặc bao quanh giúp sự trao đổi khí dễ dàng)
Chọn D
Câu 11 (TH):
Các bộ phận tham gia vào sự di chuyển của thằn lằn gồm: chân, thân và đuôi.
Chọn D
Câu 12 (TH):
Ếch có thể hô hấp qua da nhưng nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới thì sau 1 thời gian ếch sẽ chết vì oxi trong nước rất ít.
Chọn B
Câu 13 (NB):
Trứng của thằn lằn được thụ tinh ở trong cơ thể con cái (thụ tinh trong) sau đó thằn lằn cái sẽ đẻ trứng.
Chọn B
Câu 14 (NB):
Tai có ống tai ngoài nhưng chưa có vành tai.
Chọn A
Câu 15 (NB):
Ếch đồng sống ở cả trên cạn và dưới nước, chúng có khả năng hô hấp bằng da và phổi.
Chọn C
Câu 16 (NB):
Ở Việt Nam lưỡng cư phân làm 3 bộ:
+ Bộ Không đuôi : Ếch
+ Bộ Có đuôi: Cá cóc Tam đảo
+ Bộ Không chân: Ếch giun
Chọn C
Câu 17 (NB):
Bò sát hiện nay được xếp vào 4 bộ:
+ Bộ đầu mỏ
+ Bộ có vảy
+ Bộ cá sấu
+ Bộ Rùa
Chọn D
Câu 18 (NB):
Chim cánh cụt thuộc nhóm Chim bơi.
Đà điểu thuộc nhóm Chim chạy.
Gà, công thuộc nhóm Chim bay.
Chọn B
Câu 19 (NB):
Chỉ có lớp Thú gồm các động vật hằng nhiệt và đẻ con (trừ thú huyệt)
Chọn C
Câu 20 (NB):
Bò, lợn, dê là các loài thuộc bộ guốc chẵn.
Chọn A
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 7 - Đề số 3 có lời giải chi tiết timdapan.com"