Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 10 - Đề số 4 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 10 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc dữ liệu dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Bạn nói những gì, làm điều gì, cảm thấy như thế nào - tất cả đều có nguồn gốc từ trong tâm trí bạn, và bắt đầu chỉ bằng một ý nghĩ.

Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt. Suy nghĩ có thể là sự sáng tạo hay phá hủy, yêu thương hay thù hận, nâng đỡ hay vùi dập. Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn. Suy nghĩ tích cực dạy chúng ta cách hành động thay vì phản ứng;“hướng dẫn”cuộc đời ta thay vì để cho hành vi của người khác, những trải nghiệm quá khứ, hay hoàn cảnh hiện tại điều khiển tinh thần của ta.

Theo tính toán, mỗi người trung bình có khoảng 30.000 - 50.000 ý nghĩ mỗi ngày. Một tâm trí đang trong tình trạng stress sẽ tạo ra nhiều ý nghĩ hơn, có thể lên đến 80.000 ý nghĩ. Hẳn bạn đã từng rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh vì gặp phải một sự kiện đột ngột xảy ra trong đời, lúc đó có đến hàng ngàn ý nghĩ chạy dồn dập trong đầu bạn.

Tâm trí chúng ta có một khả năng rất lớn, làm việc không ngừng nghỉ ngay cả khi ngủ. Như đã nói, suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc. Vì vậy, bằng cách tạo nên những suy nghĩ tích cực và lành mạnh, chúng ta đã kích hoạt tiềm năng tích cực của chính mình.        

(Frederic Labarthe, Anthony Strano -Tư duy tích cực,

NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2014, trang 20-21)

Câu 1. Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu: “Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt”. (0.5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, ý nghĩ phụ thuộc như thế nào vào trạng thái tinh thần của con người? (0.5 điểm)

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn”? (1.0 điểm)

Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm “suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc” không? Vì sao? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1.(2.0 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Suy nghĩ tích cực.

Câu 2.(5.0 điểm)

Trong vai nhân vật An Dương Vương (truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy), anh/hị hãy kể lại đoạn truyện từ khi nhà vưa xây thành, chế nỏ đến khi cùng Mị Châu lên ngựa chạy về phương Nam. Tưởng tượng và viết tiếp đoạn kết khác cho câu chuyện.

Lời giải chi tiết

PHẦN I:

Câu 1:

- Biện pháp tu từ so sánh (giống như), ẩn dụ (đơm hoa kết trái)

(Học sinh xác định được một trong hai phép tu từ nêu trên)

Câu 2:

Ý nghĩ phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái tinh thần của con người:

- Khi bình thường, mỗi người có khoảng 30.000 - 50.000 ý nghĩ trong ngày;

- Khi stress, mỗi người có đến hàng ngàn, hàng chục ngàn ý nghĩ.

Câu 3:

Vì: Khi hiểu và kiểm soát những ý nghĩ, chúng ta sẽ làm chủ được lời nói, hành động, cảm xúc; không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Từ đó, chúng ta có được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn.

Câu 4:

Thí sinh có thể trả lời nhiều cách khác nhau, miễn sao phù hợp với yêu cầu của đề và các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là các gợi ý:

- Đồng ý. Vì, suy nghĩ của con người biểu hiện cụ thể qua lời nói, hành động và cảm xúc.

- Không đồng ý. Vì, trong đời sống con người, có lúc lời nói, việc làm, cảm xúc bề ngoài không giống với ý nghĩ bên trong.

- Vừa đồng ý vừa không đồng ý: Thông thường, trong đời sống con người, nghĩ sao nói vậy, song cũng có nhiều lúc, không ít người, nghĩ một đằng làm một nẻo.

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1:

- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song cần đạt các ý sau đây:

+ Suy nghĩ tích cực là tư duy theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng, thấy được phương hướng, kết quả giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.

+ Suy nghĩ tích cực có tác dụng và ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần, định hướng hành động đúng đắn cho mỗi người.

+ Thiếu suy nghĩ tích cực, con người dễ rơi vào trạng thái bi quan, bế tắc.

+ Để có suy nghĩ tích cực, mỗi người cần rèn luyện thói quen tư duy, nâng cao kiến thức, tích cực trải nghiệm, luôn giữ tinh thần lạc quan…

+ Hãy học cách suy nghĩ tích cực để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.

Câu 2:

( Đóng vai nhân vật An Dương Vương, An Dương Vương xưng hô là “ta”)

1. Mở bài:

* Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:

- An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng vương; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu xuống Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

2. Thân bài:

* Diễn biến của chuyện:

-  An Dương Vương bắt tay vào việc xây thành, gặp rất nhiều khó khăn.

-  Nhờ sứ Thanh Giang (Rùa Vàng) giúp đỡ, sau nửa tháng thì thành xây xong.

-  Rùa Vàng cho An Dương Vương một chiếc vuốt để làm lẫy nỏ.

-  Triệu Đà mang quân sang xâm lược, An Dương vương có nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn giặc nên Triệu Đà thua to, phải rút về nước.

-  Triệu Đà giả vờ cầu hòa, rồi cầu hôn cho con trai là Trọng Thuỳ. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác nên đã mắc mưu.

-  Trọng Thuỳ lấy cắp lẫy thần. Triệu Đà tấn công Loa Thành, An Dương Vương mang Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam.

3. Kết bài:

* Kết thúc câu chuyện:

-  Rùa Vàng chỉ đích danh Mị Châu là giặc. An Dương Vương rút gươm toan chém đẩu Mị Châu.

- Trọng Thuỷ vừa đuổi theo tới nơi, lấy thân đỡ lưỡi gươm thay cho Mị Châu.

 

 

 



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến