Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 lịch sử 7 - Đề số 3 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 lịch sử 7 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề bài

Câu 1. Xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành như thế nào?

Câu 2. Theo em, thời kì cổ đại Ấn Độ có thể chia làm mấy giai đoạn? Hãy nêu ội dung của từng giai đoạn đó.

Câu 3. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở những triều đại nào của Trung Quốc. Nêu biểu hiện cụ thể. 

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 10.

Cách giải:

Xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành khi:

- Sự xuất hiện của công cụ lao động bằng sắt với kĩ thuật canh tác mới, giao thông, thủy lợi, năng suất lao động tăng.

- Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động đến xã hội, làm cho xã hội có sự biến đổi:

+ Giai cấp địa chủ xuất hiện.

+ Nông dân bị phân hóa → nông dân lĩnh canh.

- Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành, sự bóc lột được thay thế bởi địa chủ với nông dân lĩnh canh.

=> Xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành dần dần từ thế kỉ III TCN (thời Tần) và được xác lập vào thời Hán.

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 16.

Cách giải:

- Thời kì cổ đại Ấn Độ có thề chia làm 3 giai đoạn.

- Nội dung của từng giai đoạn:

+ Khoảng 2500 TCN - 1500 TCN: xuất hiện những thành thị của người Ấn

+ Khoảng 1500 TCN - cuối thế kỉ III TCN: một số thành thị khác hình thành trên lưu vực sông Hằng:

  • Nước Ma-ga-da hùng mạnh nhất với ông vua A-sô-ca.
  • Đạo phật ra đời.

+ Sau thế kỉ III TCN - đầu thế kỉ IV: Ấn Độ bị chia cắt, loạn lạc.

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 12, suy luận.

Cách giải:

- Những biểu hiện của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc đã xuất hiện dưới các triều đại Minh - Thanh (1368 - 1911).

- Đó là những biểu hiện:

+ Sự xuất hiện của công trường thủ công: nhiều xưởng dệt lớn, chuyên môn hoá cao, thuê nhiều nhân công ở Tô Châu, Tùng Giang, xưởng làm đồ sứ ở Cảnh Đức.

+ Thương nghiệp phát triển, thành thị phát triển và phồn thịnh như Bắc Kinh, Nam Kinh.

+ Quảng Châu là thương cảng lớn nhất. Từ đây các thương nhân Trung Quốc ra nước ngoài buôn bán với nhiều nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập.