Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 lịch sử 7 - Đề số 2 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 lịch sử 7 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề bài

Câu 1. Những việc làm người Giéc-man đã có tác động như thế nào đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu? 

Câu 2. Ở châu Âu, nền kinh tế trong các thành thị trung đại có gì khác so với nền kinh tế lãnh địa?

Câu 3. Trong phong trào Văn hóa Phục hưng, các công trình khoa học của họ thể hiện đậm nét tư tưởng mới là chủ nghĩa nhân văn. Theo em, chủ nghĩa nhân văn chú trọng điều gì nhất?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 3.

Cách giải:

Do sự xâm nhập của người Giéc-man, xã hội Tây Âu có những thay đổi:

- Bộ máy nhà nước của Rô-ma sụp đổ, ruộng đất của chủ nô được chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn, đồng thời họ được phong các tước vị cao, thấp khác nhau.

- Họ vừa có ruộng, vừa có tước vị, trở thành người có quyền thế và rất giàu có, đó là các lãnh chúa phong kiến. Nô lệ và người nông dân bị biến thành nông nô, phụ thuộc vào lãnh chúa => xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành.

Câu 2.

Phương pháp: so sánh, nhận xét.

Cách giải:

* Bảng sự khác nhau giữa nền kinh tế trong thành thị và nền kinh tế trong lãnh địa

Kinh tế lãnh địa

Kinh tế thành thị

- Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.

- Sản xuất ra sản phẩm chỉ để tiêu dùng trong lãnh địa, không trao đổi, mua bán ra bên ngoài nên gọi là nền kinh tế: “tự cấp, tự túc".

- Kinh tế lãnh địa kìm hàm sự phát triển của xã hội phong kiến.

- Sản xuất chủ yếu là các nghề thủ công.

- Sản xuất ra sản phẩm thủ công để trao đổi, mua bán nên gọi là nền kinh tế hàng hoá.

- Kinh tế thành thị tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển.

Câu 3.

Phương pháp: Đánh giá, liên hệ.

Cách giải:

Các công trình khoa học của các nhà phục hưng thể hiện đậm nét tư tưởng chủ nghĩa nhân văn: cổ vũ quyền tự do cá nhân, quyền được hưởng thụ cuộc sống và say mê tri thức của con người. Đó là biểu hiện mãnh liệt nhất của chủ nghĩa nhân văn thời Văn hoá Phục hưng.