Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương 1 - Vật lí 8
Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương 1 - Vật lí 8
Đề bài
Câu 1.
a. Vận tốc là gì? Viết công thức tính vận tốc (chỉ rõ các đại lượng).
b.Một xe mô tô chuyển động với vận tốc 36km/h, con số đó cho biết : điều gì ? Sau 2 giờ 15 phút, mô tô đi được quãng đường bao nhiêu ?
Câu 2. Hãy chọn giá trị vận tốc cho phù hợp:
Đối tượng |
Vận tốc |
1. Người đi bộ |
a. 340 m/s |
2. Xe đạp lúc xuống dốc |
b. 300.000 km/s |
3. Vận tốc tối đa của xe mô tô tại nơi đông dân cư |
c. 5 km/h |
4. Vận tốc âm thanh trong không khí |
d. 40 km/h |
5. Vận tốc của ánh sáng trong chân không |
e. 42,5 km/h |
Câu 3. Một xe mô tô chuyển động có vận tốc mô tả trong đồ thị sau:
a) hãy cho biết tính chất của chuyển động trong từng giai đoạn.
b) Tính đoạn đường mà vật đi được trong giai đoạn vật có vận tốc lớn nhất
Câu 4. Một người đi bộ và một ngưòi đi xe đạp trên cùng một quãng đường AB. Biết thời gian người đi xe bằng 2 thời gian người đi bộ. Vận tốc trung bình của người đi bộ so với người đi xe là bao nhiêu ?
Câu 5. Có thể nào 3 lực tác dụng lên vật mà vật vẫn cân bằng được không? Em hãy cho ví dụ minh họa
Lời giải chi tiết
Câu 1. a. Độ lớn vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Viết đúng biêu thức \(v = \dfrac{s }{ t}\) , chỉ rõ các đại lượng v, s và t.
b. \(v = 36\,km/h\) cho biết mỗi giờ xe mô tô đi được 36km.
t = 2h 15 phút = 2,25h
\(\Rightarrow s = v.t = 36.2,25 = 81 km.\)
Câu 2. 1c; 2e ; 3d; 4a; 5b.
Câu 3.
a) 1 : nhanh dần, 2 : đều, 3 : chậm dần, 4 : đứng yên, 5 : nhanh dần, 6 : đều, 7: chậm dần.
b) Mô tô chuyển động với vận tốc cực đại là 75km/h trong 2 phút, như thế mô tô đi được 2,5km.
Câu 4. Vận tốc đi bộ trung bình là \(v_b =\dfrac{S }{ {3t}}\)
Vận tốc đi xe đạp trung bình là \(v_x = \dfrac{S }{ t}\)
Vận tốc trung bình cùa người đi bộ so với người đi xe là bằng \(\dfrac{1 }{ 3}\) lần.
Câu 5. Có. Thí dụ, có hai sợi dây treo một vật. Hai lực căng dây \(\overrightarrow {{F_1}} \) , \(\overrightarrow {{F_2}} \) để giữ cân bằng một vật có trọng lượng P.
Vậy 3 lực cân bằng nhau là 2 lực căng \(\overrightarrow {{F_1}} \) , \(\overrightarrow {{F_2}} \) và trọng lực \(\overrightarrow P \).
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương 1 - Vật lí 8 timdapan.com"