Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 2 - Vật lí 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 2 - Vật lí 10


Đề bài

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 5N và F2 = 12N. Hợp lực của F1 và F2 chỉ có thể có nhận dạng giá trị bằng

A. 6N                                      B. 18N

C. 8N                                      D. 4N

Câu 2. Hợp lực của hai lực có độ lớn F1 = F và F2 = 2F có thể

A. nhỏ hơn F  

B. vuông góc với lực F1

C. lớn hơn 3F 

D. vuông góc với lực F2

Câu 3. Nhận định nào không đúng trong các nhận định sau ?

A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật

B. lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của vật

C. vật có thể chuyển động khi không có lực tác dụng vào nó

D. vật không nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng lên nó

Câu 4. Nhận định nào đúng trong các nhận định sau ?

A. một vật đang đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì nó sẽ chuyển động thẳng đều.

B. nếu lực tác dụng nào vật có độ lớn tăng dần thì vật sẽ chuyển động nhanh dần

C. một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì nó sẽ chuyển động thẳng đều.

D. không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó

Câu 5. Hai lực trực đối cân bằng là hai lực:

A. cùng độ lớn, cùng giá, ngược chiều và tác dụng vào cùng một vật

B. bằng nhau về cả hướng và độ lớn

C. bằng nhau về độ lớn nhưng không nhất thiết phải cùng giá

D. cùng độ lớn, cùng giá, ngược chiều và tác dụng vào hai vật khác nhau

Câu 6. Trong một tai nạn giao thông, ô tô tải đâm vào ô tô con đang chạy ngược chiều. Nhận định nào sau đây đúng ?

A. lực mà ô tô tải tác dụng lên ô tô con lớn hơn lực mà ô tô con tác dụng lên ô tô tải

B. lực mà ô tô tải tác dụng lên ô tô con nhỏ hơn lực mà ô tô con tác dụng lên ô tô tải

C. ô tô tải nhận được gia tốc lớn hơn ô tô con

D. ô tô con nhận được gia tốc lớn hơn ô tô tải

Câu 7. Một khối gỗ có khối lượng 50kg được đặt tren mặt sàn nằm ngang. Tác dụng vào thùng lực đẩy có phương nằm ngang và có độ lớn F = 150N. Nếu hệ số ma sát nghỉ giữa thùng và mặt sàn là 0,35 và lấy g = 10 m/s2. Nhận định nào sau đây đúng ?

A. thùng chuyển động nhanh dần đều, lực ma sát tác dụng vào thùng là 175N

B. thùng chuyển động đều, lực am sát tác dụng vào thùng là 150N

C. thùng không chuyển động, lực ma sát tác dụng vào thùng là 150N

D. thùng không chuyển động, lực ma sát tác dụng vào thùng là 175N

Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo ?

A. xuất hiện khi vật đàn hồi bị biến dạng

B. ngược hướng với hướng của biến dạng

C. độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật

D. cân bằng với ngoại lực tác dụng lên vật

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của lực ma sát

A. xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa hai vật

B. tỉ lệ thuận với khối lượng của vật

C. không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc

D. phụ thuộc vào bản chất của các mặt tiếp xúc

Câu 10. Lực hấp dẫn giữa hai vật chỉ đáng kể khi hai vật đó có

A. thể tích rất lớn

B. khối lượng rất lớn

C. khối lượng riêng rất lớn

D. dạng hình cầu

Câu 11. Khi ô tô chuyển động đều trên một đoạn đường có dạng cung tròn, lực tác dụng đóng vao trò lực hướng tâm là

A. trọng lực của ô tô

B. phản lực của mặt đường

C. hợp lực của tất cả ác lực tác dụng lên xe

D. lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường

Câu 12. Khi nói về quán tính của một vật, nhận định nào sau đây không đúng ?

A. quán tính là tính chất của mọi vật bảo toàn vận tốc của mình khi không chịu tác dụng của lực

B. khi hợp lực tác dụng lên vật bằng không, vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều theo quán tính

C. những vật có khối lượng rất nhỏ thì không có quán tính

D. nguyên nhân duy trì chuyển đông khi các lực tác dụng lên vật mất đi chính là tính quán tính của vật.

Câu 13. Lực tác dụng và phản lực của nó luôn

A. khác nhau về bản chất       

B. cùng hướng với nhau

C. xuất hiện và mất đi đồng thời       

D. cân bằng nhau

Câu 14. Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm yên trên mặt đất thì bị đá bằng lực 250N. Nếu thời gian bóng tiếp xúc với chân là 0,02s thì tốc độ của bóng ngay sau khi đá là

A. 0,01 m/s                              B. 0,1 m/s

C. 2,5 m/s                                D. 10 m/s

Câu 15. Một vật có khối lượng 2,0 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Trong 0,05s đầu, vật đi được 80 cm. Hợp lực tác dụng vào vật và gia tốc mà nó thu được là

\(\begin{array}{l}A.\,6,4\,N;\,\,3,2\,m/{s^2}\\B.\,12,8\,N;\,\,6,4\,m/{s^2}\\C.\,1,2N;\,\,0,64\,m/{s^2}\\D.\,1280\,N;\,\,640\,m/{s^2}\end{array}\)

Câu 16. Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 20cm và có độ cứng k = 40 N/m. Khi nén lò xo bằng lực F  = 1N thì chiều dài của nó là

A. 2,5cm                                 B. 19,975cm

C. 17,5cm                                D. 19,75cm

Câu 17. Nếu lực ép giữa hai mặt tiếp xúc tăng lên n lần thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc

A. tăng lên n lần   

B. giảm đi n lần

C. không đổi 

D. tăng lên \(\sqrt n \) lần

Câu 18. Từ cùng một độ cao, bi M được thả không vận tốc đầu  bi N được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí. Nhận định nào sau đây đúng ?

A. M chạm đất trước N

B. M chạm đất sau N

C. Cả hai chạm đất cùng lúc

D. M chạm đất khi N mới rơi được nửa đoạn đường

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 19. (2 điểm) Một tàu điện đang chạy với vận tốc v0  = 36 km/h thì bánh xe hãm lại đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt trên đường ray. Kể từ lúc hãm đến lúc dừng hẳn, tàu điện còn chạy được quãng đường bao nhiêu ?

Câu 20. (2 điểm) Từ độ cao 20m, một hòn đá được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2

a) Tính góc giữa phương véc tơ vận tốc và mặt đất ở thời điểm vừa chạm đất

b) Tính độ lớn vận tốc của hòn đá ở thời điểm ngay trước khi chạm đất.

Lời giải chi tiết

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

1

2

3

4

5

C

B

A

C

A

6

7

8

9

10

D

C

D

B

B

11

12

13

14

15

C

C

C

D

D

16

17

18

 

C

C

C

Câu 1. C

Hợp lực F của hai lực đồng quy F1, F2 chí có thể nằm trong khoảng:

\(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\)

\(\Leftrightarrow 7N \le F \le 17N\)

Vậy F chỉ có thể nhận giá trị 8 N

Câu 2. B

Câu 3. A

Câu 4. C

Câu 5. A

Câu 6. D

Câu 7. C

Ta có: \(F = 150\,N,\,\,{\mu _n}mg = 0,35.0,5.10 \)\(\,= 175\,N\)

Nên thùng không chuyển động, vì lực làm cho thùng chuyển động phải lớn hơn lực ma sát nghỉ cực đại F > Fmsn(max). Tức là \(F > {\mu _n}mg\)

Câu 8. D

Câu 9. B

Câu 10. B

Câu 11. C

Câu 12. C

Câu 13. C

Câu 14. D

\(a = \dfrac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \dfrac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}} = \dfrac{F}{m}\)

\(\Rightarrow v = \dfrac{{F\Delta t}}{m} = \dfrac{{50.0,02}}{{0,5}} = 10\,m/s\)

Câu 15. D

Áp dụng công thức:

\(s = \dfrac{{a{t^2}}}{2} \)

\(\Rightarrow a = \dfrac{{2s}}{{{t^2}}} = \dfrac{{2.0,8}}{{{{\left( {0,05} \right)}^2}}} = 640\,\,m/{s^2}\)

\(F = ma = 2.640 = 1280\,N\)

Câu 16. C

Độ nén của lò xo khi chịu lực nén \(F = 1 N\) là

\(\Delta l = \dfrac{F}{k} = \dfrac{1}{{40}} = 0,025\,m = 25\,cm\)

Câu 17. C

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 19. (2 điểm)

Gia tốc của tàu: \(a =  - \dfrac{{{F_{ms}}}}{m} =  - {\mu _1}g =  - 3\,m/{s^2}\)

Quãng đường đi được từ lúc hãm đến khi dừng lại:

\(s = \dfrac{{v_0^2}}{{2a}} = 16,6\,m\)

Câu 20. (2 điểm)

Thời gian từ lúc ném đến lúc chạm đất: \(t = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}}  = 2\,s\)

Thành phần vận tốc theo trục Oy: vy = gt = 20 m/s

Thành phần vận tốc theo trục Ox: vx = v0 = 20 m/s

a) \(\overrightarrow v  = {\overrightarrow v _x} + {\overrightarrow v _y}\) , mà vx = vy do đó \(\overrightarrow v \) là đường chéo của hình vuông. Vậy góc giữa \(\overrightarrow v \) và \({\overrightarrow v _x}\) (phương mặt đất) là 45o.

b) \(\overrightarrow v \) là đường chéo của hình vuông nên ta có:

\(v = {v_x}\sqrt 2  = 20\sqrt 2 \,m/s\)


Bài học bổ sung