Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương II - Sinh 12
Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương II - Sinh 12
Đề bài
Câu 1. Để phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn, Moocgan đã
A. cho các con lai F1 của ruồi giấm bố mẹ thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt giao phối với nhau.
B. Lai phân tích ruồi cái F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
C. lai phân tích ruồi đực F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
D. lai hai dòng ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
Câu 2. Khi lai ruồi giấm thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ: 1 xám, dài : 1 đen, cụt. Để giải thích kết quả phép lai Moocgan cho rằng:
A. các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên một NST.
B. các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên một NST và liên kết hoàn toàn.
C. màu sắc thân và hình dạng cánh do 2 gen nằm ở 2 đầu mút NSTquy định.
D. do tác động đa hiệu của gen.
Câu 3. Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là
A. sự không phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.
B. các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau.
C. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng.
D. các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.
Câu 4. Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết?
A. Các gen nằm trên một NST tạo thành nhóm gen liên kết.
B. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.
C. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội (2n) của loài đó.
D. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.
Câu 5. Một giống cà chua có alen A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục, các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ kiểu gen 1 : 2 : 1?
A. Ab/aB ×Ab/aB
B. Ab/aB × Ab/ab
C. AB/ab × AB/ab
D. AB/ab × Ab/ab
Câu 6. Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Kiểu gen \(Aa\frac{{BD}}{{bd}}\) khi lai phân tích sẽ cho thế hệ con lai có tỉ lệ kiểu hình là
A. 3 : 3 : 1 : 1. B. 1 : 1 : 1 : 1.
C. 1:2 : 1. D. 3 : 1.
Câu 7. Mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn, các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 1:2 : 1 ?
A. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\)
B. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)
C. \(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{ab}}\)
D. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{aB}}\)
Câu 8. Xét các kết luận sau:
(1) Liên kết gen hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp
(2) Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao
(3) Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen và phổ biến
(4) Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau thì không liên kết với nhau.
(5) Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng
Có bao nhiêu kết luận là đúng ?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 9. Hiện tượng di truyền liên kết xảy ra khi
A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản
B. Các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau
C. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng
D. Không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết giới tính
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là không đúng về hiện tượng liên kết gen ?
A. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST có trong bộ NST đơn bội của loài
B. Liên kết gen(liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp
C. Liên kết gen(liên kết hoàn toàn) làm hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp
D. Các gen trên cùng một NST di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết
Câu 11. Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết gen là
A. Định hướng quá trình tiến hóa trên cơ sở hạn chế nguồn biến dị tổ hợp
B. Tạo nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho tiến hóa và chọn giống
C. Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm gen quý
D. Tạo điều kiện cho các gen quý trên 2NST tương đồng có điều kiện tổ hợp với nhau
Câu 12. Cơ thể có kiểu gen Ab/aB với tần số hoán vị gen là 10%. Theo lý thuyết, tỷ lệ giao tử AB là
A. 45% B. 10%
C. 40% D. 5%
Câu 13. Khi nói về hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Liên kết gen ít phổ biến hơn hoán vị gen.
B. Hoán vị gen chi xảy ra ở các nhiễm sắc thể thường.
C. Tất cả các gen trong một tế bào tạo thành một nhóm gen liên kết.
D. Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp.
Câu 14. Cho các cá thể có kiểu gen: \(\left( 1 \right)\frac{{AB}}{{AB}};\left( 2 \right)\frac{{AB}}{{ab}};\left( 3 \right)\frac{{Ab}}{{aB}};\left( 4 \right)\frac{{ABD}}{{abd}};\left( 5 \right)\frac{{Ab}}{{ab}}\).Có bao nhiêu cá thể khi giảm phân có thể xảy ra hoán vị gen ?
A. 2 B. 3
C. 5 D. 4
Câu 15. Trong trường hợp liên kết hoàn toàn và mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn thì phép lai nào sau đây sẽ cho số loại kiểu hình nhiều nhất?
A. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\)
B. \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)
C. \(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{ab}}\)
D. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1.C |
11.C |
2.B |
12.D |
3.D |
13.D |
4.C |
14.C |
5.A |
15.C |
6.B |
|
7.B |
|
8.B |
|
9.C |
|
10.B |
|
Câu 1
Ông đem lai phân tích ruồi giấm đực thân xám cánh dài với ruồi cái thân đen cánh cụt, thu được tỷ lệ kiểu hình 1:1 (vì ruồi giấm đực không có hoán vị gen), ông đã phát hiện ra quy luật liên kết gen hoàn toàn.
Chọn C
Câu 2
Ông cho rằng gen quy định 2 tính trạng trên cùng nằm trên 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn.
Chọn B
Câu 3
Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.
Chọn D
Câu 4
Phát biểu sai là C, số nhóm gen liên kết bằng số NST trong bộ đơn bội của loài.
Chọn C
Câu 5
Phép lai A: \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}} \to 1\frac{{Ab}}{{Ab}}:2\frac{{Ab}}{{aB}}:1\frac{{aB}}{{aB}}\)
Chọn A
Câu 6
Cho cơ thể có kiểu gen: \(Aa\frac{{BD}}{{bd}}\) lai phân tích.\(Aa\frac{{BD}}{{bd}} \times aa\frac{{bd}}{{bd}} \to \left( {Aa:aa} \right)\left( {1\frac{{BD}}{{bd}}:1\frac{{bd}}{{bd}}} \right)\) tỷ lệ kiểu hình là 1:1:1:1
Chọn B
Câu 7
Xét các phép lai:
A. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}} \to 1\frac{{AB}}{{AB}}:2\frac{{AB}}{{ab}}:1\frac{{ab}}{{ab}}\) → Kiểu hình : 3 :1
B. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}} \to 1\frac{{AB}}{{Ab}}:1\frac{{AB}}{{aB}}:1\frac{{Ab}}{{ab}}:1\frac{{aB}}{{ab}}\) → kiểu hình 1 :2 :1
C. \(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{ab}} \to \frac{{Ab}}{{aB}}:\frac{{Ab}}{{ab}}:\frac{{aB}}{{ab}}:\frac{{ab}}{{ab}}\) → kiểu hình 1 :1 :1 :1
D. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{aB}} \to \frac{{AB}}{{AB}}:\frac{{AB}}{{aB}}:\frac{{AB}}{{ab}}:\frac{{aB}}{{ab}}\) →Kiểu hình : 3 :1
Chọn B
Câu 8
Các kết luận đúng là : (1),(3),(4)
Ý (2) sai vì các gen nằm gần nhau thì lực liên kết lớn, tần số hoán vị thấp.
Ý (5) sai vì số nhóm gen liên kết bằng số NST trong bộ NST đơn bội của loài.
Chọn B
Câu 9
Khi các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng thì có hiện tương di truyền liên kết.
Chọn C
Câu 10
Phát biểu sai là B.
Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp
Chọn B
Câu 11
Di truyền liên kết gen có ý nghĩa hạn chế xuất hiện tượng biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm gen quý.
Chọn C
Câu 12
Phương pháp:
- Áp dụng công thức tính tỷ lệ giao tử khi biết tần số hoán vị gen: giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị = f/2
Cách giải:
Giao tử AB là giao tử hoán vị có tỷ lệ bằng f/2 = 5%
Chọn D
Câu 13
Ý A sai, hiện tượng liên kết gen phổ biến hơn hoán vị gen
Ý B sai, HVG có thể xảy ra ở tất cả các NST
Ý C sai, mỗi NST trong bộ NST đơn bội là 1 nhóm liên kết
D đúng
Chọn D
Câu 14
Để có HVG thì các gen phải nằm trên 1 cặp NST, như vậy có 5 kiểu gen thỏa mãn.
Chú ý: HS cần phân biệt có thể xảy ra HVG và HVG có nghĩa.
Chọn C
Câu 15
Phép lai C cho nhiều loại kiểu hình nhất: 4 kiểu
Chọn C
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương II - Sinh 12 timdapan.com"