Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương I - Phần 2 - Lịch sử 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương 1 - Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X - Lịch sử 10


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc bao gồm:

A. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.

B. vua, quý tộc, dân tự do, nô lệ.

C. vua, quý tôc, tư sản, thị dân.

D. vua, quý tộc, bảo dân, nô lệ.

Câu 2. Nền văn hóa nào làm cơ sở hình thành nên quốc gia cổ Cham-pa?

A. Đông Sơn.               B. Sa Huỳnh.

C. Óc Eo.                     D. Phùng Nguyên.

Câu 3. Xã hội Cham-pa bao gồm các tầng lớp nào?

A. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.

B. quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc, nô lệ.

C. vua, quý tộc, nông dân lĩnh canh, nô lệ.

D. quý tộc, dân tự do, nông dân lĩnh canh, nô lệ.

Câu 4. Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?

A. Lúa gạo là lương thực chính.

B. Ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu.

C. Sùng bái tự nhiên và có tục phồn thực.

D. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.

Câu 5. Nền chính trị của Cham-pa không mang đặc điểm nào sau đây?

A. Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.

B. Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn.

C. Giúp việc cho vua có Tể tướng và các đại thần.

D. Cả nước chia thành 15 bộ do Tể tướng đứng đầu.

Câu 6. Nền kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt so với quốc gia Văn Lang - Âu Lạc?

A. Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.

B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.

C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.

D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1. A

2. B

3. B

4. D

5. D

6. A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 76.

Cách giải:

Trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc có các tầng lớp: vua, quý tộc, dân tự do và nô tì.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 76.

Cách giải:

Trên cơ sở của văn hóa Sa Huỳnh ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ ngày nay đã hình thành quốc gia cổ Cham-pa.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 78.

Cách giải:

Xã hội người Chăm bao gồm các tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc, nô lệ.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 76, loại trừ.

Cách giải:

- Đáp án A, B, C: đều thuộc đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.

- Đáp án D: là đặc điểm về văn hóa của cư dân Cham-pa.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 77, loại trừ.

Cách giải:

Về chính trị Cham-pa bao gồm những nội dung sau:

- Theo thể chế quân chủ, vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.

- Giúp việc có tể tướng và các đại thần.

- Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn: châu -> huyện, làng.

=> Đáp án D: là bộ máy nhà nước của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc.

Chọn: D

Câu 6.

Phương pháp: so sánh, nhận xét.

Cách giải:

- Đáp án A:

+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.

+ Cư dân Cham-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp.

- Đáp án B, C: là điểm giống nhau.

- Đáp án D: là đặc điểm của kinh tế Văn Lang – Âu Lạc.

Chọn: A

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 76.

Cách giải:

Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có đời sống vật chất và tinh thần khá phong phú.

* Đời sống vật chất:

- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn chủ yếu là các loại cá, thịt, rau, củ.

- Ở: Tập quán ở nhà sàn.

- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

* Đời sống tinh thần:

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến