Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương 3 - Sinh học 11
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương 3 - Sinh học 11
Đề bài
Câu 1.Quan sát mặt cắt ngang thân, sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là
A. Bần → tầng sinh bần → mạch rây thứ cấp → tầng phân sinh bên → gỗ dác → gỗ lõi
B. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp
C. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → gỗ sơ cấp → gỗ thứ cấp
D. Tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → tủy
Câu 2. Xét các đặc điểm sau:
⦁ làm tăng kích thước chiều ngang của cây
⦁ Diễn ra chủ yếu ở cây Một lá mầm và hạn chế ở cây Hai lá mầm
⦁ diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch
⦁ diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ)
⦁ chỉ làm tăng chiều dài của dây
Những đặc điểm trên không có ở sinh trưởng thứ cấp là
A. (1) và (4)
B. (2) và (5)
C. (1), (3) và (5)
D. (2), (3) và (5)
Câu 3. Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây
A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra
B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra
C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra
D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra
Câu 4. Hãy xác định chú thích hình vẽ sau đây đúng hay sai
1 - gỗ lõi
2 - tầng phân sinh bên
3 - gỗ dác
4 - mạch rây thứ cấp
5 - bần
6 - tầng sinh bần
Phương án trả lời đúng là:
A. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5Đ, 6S
B. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5S, 6S
C. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5S, 6Đ
D. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5S, 6S
Câu 5. Gibêrelin có vai trò
A. làm tăng số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân
B. làm giảm số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân
C. làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân
D. làm tăng số lần nguyên phân và chiều dài của tế bào, giảm chiều dài thân
Câu 6: Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?
A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
B. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai
lá mầm.
C. Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một
lá mầm.
D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
Câu 7: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?
A. Ở đỉnh rễ.
B. Ở thân.
C. Ở chồi nách.
D. Ở chồi đỉnh.
Câu 8: Giải phẩu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong
A. Vỏ "Biểu bì " Mạch rây sơ cấp " Tầng sinh mạch " Gỗ sơ cấp "Tuỷ.
B. Biểu bì"Vỏ"Mạch rây sơ cấp"Tầng sinh mạch"Gỗ sơ cấp"Tuỷ.
C. Biểu bì " Vỏ " Gỗ sơ cấp " Tầng sinh mạch " Mạch rây sơ cấp " Tuỷ.
D. Biểu bì"Vỏ"Tầng sinh mạch"Mạch rây sơ cấp"Gỗ sơ cấp"Tuỷ.
Câu 9: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.
B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.
C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.
D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).
Câu 10: Auxin chủ yếu sinh ra ở:
A. Đỉnh của thân và cành.
B. Phôi hạt, chóp rễ.
C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.
D. Thân, lá.
Câu 11: Auxin có vai trò:
A. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra hoa.
B. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra lá.
C. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra rễ phụ.
D. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra quả.
Câu 12: Các cây ngày ngắn là:
A. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
B. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
C. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, hướng dương.
D. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
Câu 13: Quang chu kì là:
A. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm.
B. Thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày.
C. Thời gian chiếu sáng trong một ngày.
D. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa.
Câu 14: Tương quan giữa GA/AAB điều tiết sinh lý của hạt như thế nào?
A. Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau.
B. Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị lớn hơn GA.
C. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA tăng
nhanh, giảm xuống rất mạnh; còn AAB đạt trị số cực đại.
D. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm GA tăng
nhanh, đạt trị số cực đại còn AAB giảm xuống rất mạnh.
Câu 15. Đặc điểm không có ở hoocmôn thực vật là
A. tính chuyển hóa cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao
B. với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể
C. được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây
D. được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác
Lời giải chi tiết
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
B |
B |
B |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C | B | B | B | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
C | A | A | D | A |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương 3 - Sinh học 11 timdapan.com"