Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương II - Phần 2 - Lịch sử 10
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương 2 - Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV - Lịch sử 10
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Từ thế kỉ XI đến XV quân đội của các nhà nước phong kiến Việt Nam được chia thành những bộ phận nào?
A. dân binh, công binh.
B. dân binh, ngoại binh.
C. cấm quân, công binh.
D. cấm quân, ngoại binh (lộ binh).
Câu 2. Chính quyền trung ương từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê được tổ chức
A. ngày càng lỏng lẻo.
B. ngày càng chặt chẽ.
C. giống với phương Tây.
D. giống với nhà Đường.
Câu 3. Chính sách nào sau đây được các triều đại phong kiến Đại Việt thực hiện đối với các dân tộc ít người từ thế kỉ XI đến XV?
A. Chính sách hòa hiếu.
B. Chính sách trấn áp.
C. Chính sách đoàn kết.
D. Chính sách dụ dỗ.
Câu 4. Chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV mang lại tác dụng gì quan trọng?
A. Tăng cường vị thế của Việt Nam trong khu vực.
B. Thúc đẩy quá trình xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ.
C. Tác động tích cực đến hoạt động đối nội.
D. Giữ gìn quan hệ hòa hiếu với các nước nhất là Trung Quốc.
Câu 5. Ý nào phản ánh không chính xác hoạt động đối nội của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV?
A. Coi trọng bảo vệ an ninh đất nước.
B. Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc.
C. Cho phép các tù trưởng miền núi lập thành vùng tự trị.
D. Chăm lo đến đời sống nhân dân.
Câu 6. Biểu hiện nào sau đây không minh chứng cho sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê?
A. Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh và tăng cường tính tập quyền.
B. Xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai, tổ chức quân đội chính quy.
C. Giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yếu.
D. Luật pháp hoàn chỉnh bảo vệ bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1. D |
2. B |
3. C |
4. D |
5. C |
6. B |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 89.
Cách giải:
Quân đội của các nhà nước phong kiến ở Việt Nam từ thế kỉ XI đến XV sớm được tổ chức quy củ, gồm hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua và kinh thành (cấm quân) và quân chính quy bảo vệ đất nước (ngoại binh hay lộ binh).
Chọn: D
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 88.
Cách giải:
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê, chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ. Cụ thể là:
- Vua đứng đầu nhà nước, quyết định mọi việc quan trọng, quyền hành của vua ngày càng cao.
- Thời Lý, Trần, Hồ giúp vua trị nước có tể tướng và một số đại thần.
- Bên dưới là các cơ quan trung ương như sảnh, viện, đài.
Chọn: B
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 90.
Cách giải:
Các triều đại phong kiến Đại Việt đều có chính sách đoàn kết đối với các dân tộc ít người, nhất là với các tù trưởng ở vùng biên giới.
Chọn: C
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 90, suy luận.
Cách giải:
Chính sách đối ngoại của các nhà nước phong kiến Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV chủ yếu là với nước kề cạnh – Trung Quốc. Trong lịch sử, nhân dân Đại Việt luôn phải đấu tranh chống lại cuộc chiến tranh xâm lược từ các triều đại phong kiến Trung Quốc. Hơn nữa, đây còn là một quốc gia lớn, có dân số đông và có nền văn minh lâu đời. Chính vì thế, dù thực hiện đầy đủ lệ triều cống để giữ yên mặt Bắc thì vẫn cần giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ. Khi bị xâm lược, nhân dân Đại Việt vẫn sẵn sàng chiến đấu đến cùng để bảo vệ tổ quốc nhưng khi chiến tranh kết thúc quan hệ hòa hiếu lại được thiết lập trên tình thần mỗi bên “đều chủ một phương”. Chính sách đối ngoại này của các nhà nước phong kiến Đại Việt đã giữ được quan hệ hòa hiếu đối với các quốc gia láng giềng, nhất là Trung Quốc.
Chọn: D
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 89, suy luận.
Cách giải:
Chính sách đối nội của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV bao gồm:
- Coi trọng vấn đề bảo vệ an ninh đất nước.
- Quan tâm đến đời sống nhân dân.
- Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người (chính sách đoàn kết dân tộc).
=> Đáp án C: Các triều đại phong kiến Việt Nam không cho các tù trưởng miền núi lập thành vùng tự trị, những tù trưởng có hành động phản loạn hoặc muốn tách ra khỏi cộng đồng đều bị trừng trị nghiêm khắc.
Chọn: C
Câu 6.
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê có sự hoàn thiện cao độ sau cuộc cải cách của Lê Thánh Tông. Biểu hiện:
* Về tổ chức nhà nước:
- Chức Tể tướng và các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua.
- Chia cả nước thành 13 đạo. Dưới dạo là phủ, huyện, châu, xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và tăng cường tính chất tập quyền hơn.
* Về tuyển chọn quan lại: Giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yếu. Nhờ đó, nhà nước mới thực sự trọng dụng được người tài, đóng góp cho việc quản lý và xây dựng đất nước.
* Về luật pháp: Nhà nước ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.
* Về đối ngoại:
- Đối với Trung Quốc: Nhà Lê thi hành chính sách mềm mỏng nhưng kiên quyết góp phần giữ gìn và bảo vệ nền độc lập.
- Đối với các nước phía Nam: Nhà Lê còn tiến hành các cuộc viễn chinh mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
=> Như vậy, nhà nước phong kiến Việt Nam dưới thời Lê được củng cố và hoàn thiện một cách cao độ. Trong khoảng 70 năm, nhà Lê củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách luật pháp, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang lên.
=> Đáp án B: là đặc điểm nhà nước ta ở thế kỉ X.
Chọn: B
II. TỰ LUẬN
Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 88, 89, nhận xét.
Cách giải:
Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê có sự hoàn thiện cao độ sau cuộc cải cách của Lê Thánh Tông. Biểu hiện:
* Về tổ chức nhà nước:
- Chức Tể tướng và các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua.
- Chia cả nước thành 13 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện, châu, xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và tăng cường tính chất tập quyền hơn.
* Về tuyển chọn quan lại: Giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yếu. Nhờ đó, nhà nước mới thực sự trọng dụng được người tài, đóng góp cho việc quản lý và xây dựng đất nước.
* Về luật pháp: Nhà nước ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.
* Về đối ngoại:
- Đối với Trung Quốc: Nhà Lê thi hành chính sách mềm mỏng nhưng kiên quyết góp phần giữ gìn và bảo vệ nền độc lập.
- Đối với các nước phía Nam: Nhà Lê còn tiến hành các cuộc viễn chinh mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
⟹ Như vậy, nhà nước phong kiến Việt Nam dưới thời Lê được củng cố và hoàn thiện một cách cao độ. Trong khoảng 70 năm, nhà Lê củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách luật pháp, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang lên.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương II - Phần 2 - Lịch sử 10 timdapan.com"