Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương 2 - Vật lí 10
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương 2 - Vật lí 10 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề bài
Câu 1: Hai lực cân bằng là hai lực
A. có cùng độ lớn.
B. cùng giá, cùng chiều và cùng độ lớn.
C. đặt vào một vật, cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn.
D. trực đối.
Câu 2: Chọn câu trả lời sai:
Điều kiện cân bằng của vật rắn khi chịu tác dụng của ba lực không song song là
A. hợp lực của ba lực phải bằng không
B. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba
C. ba lực phải đồng phẳng và đồng quy và có hợp lực bằng không
D. ba lực đồng quy nhưng không đồng phẳng
Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về cách phân tích một lực thành hai lực song song?
A. Chỉ có duy nhất một các phân tích một lực thành hai lực song song.
B. Có vô số cách phân tích một lực thành hi lực song song.
C. Việc phân tích một lực thành hai lực song song phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
D. Chỉ có thể phân tích một lực thành hai lực song sing nếu lực ấy có điểm đặt tại trọng tâm của vật mà nó tác dụng.
Câu 4: Gọi \(\overrightarrow F \) là lực tác dụng lên vật rắn có trục quay O, d là cánh tay đòn của lực đối với trục quay O. Mômen của lực là:
A. \(M = F.d\) B. \(M = \overrightarrow F .d\)
C. \(M = \frac{F}{d}\) D. \(M = \frac{{\overrightarrow F }}{d}\)
Câu 5: Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định là
A. Hợp lực tác dụng lên vật bằng 0.
B. Momen của trọng lực tác dụng lên vật bằng 0.
C. Tổng momen của các lực làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng momen của các lực làm vật quay theo chiều ngược lại.
D. Giá của trọng lực tác dụng lên vật đi qua trục quay.
Câu 6: Một ngẫu lực F tác dụng vào một thanh cứng như hình vẽ. Momen của ngẫu lực tác dụng vào thanh đối với trục O là:
A. \(\left( {F'x - F.d} \right)\) B. \(\left( {F'.d - F.x} \right)\)
C. \(\left( {F.x + F'd} \right)\) D. \(F.d\)
Câu 7: Chọn câu đúng.
A. Khi vật rắn cân bằng thì trọng tâm là điểm đặt của tất cả các lực.
B. Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng nằm trên trục đối xứng của vật.
C. Mỗi vật rắn chỉ có một trọng tâm và có thể là một điểm không thuộc vật đó.
D. Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng đặt tại một điểm trên vật.
Câu 8: Mức quán tính của vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào
A. tốc độ góc của vật
B. khối lượng của vật
C. hình dạng và kích thước của vật
D. vị trí của trục quay
Câu 9: Hai người khiêng một vật nặng 1200N bằng một đòn tre dài 1m, một người đặt điểm treo của vật cách vai mình 40cm. Bỏ qua trọng lượng của đòn tre. Mỗi người phải chịu một lực bao nhiêu?
A. 480 N, 720 N
B. 450 N, 630 N
C. 385 N, 720 N
D. 545 N, 825 N
Câu 10: Một người nâng một tấm gỗ dài 1,5 m, nặng 30 kg và giữ cho nó hợp với mặt đất nằm ngang một góc 60°. Biết trọng tâm của tấm gỗ cách đầu mà người đó nâng 120 cm, lực nâng vuông góc với tấm gỗ. Tính lực nâng của người đó.
A. 300 N B. 51,96 N
C. 240 N D. 30 N
Lời giải chi tiết
1. D |
2. D |
3. C |
4. A |
5. C |
6. D |
7. C |
8. A |
9. A |
10. D |
Câu 1:
Hai lực trực đối cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn khi đặt vào hai vật khác nhau sẽ không cân bằng.
Chọn D
Câu 2:
Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song:
- Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.
- Hợp lực của 2 lực đó phải cân bằng với lực thứ 3: \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = - \overrightarrow {{F_3}} \)
Chọn D
Câu 3:
Khi phân tích một lực thành hai lực song song, ta phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
Chọn C
Câu 4:
Mômen của lực là: M = F.d
Chọn A
Câu 5:
Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay có định là tổng momen của các lực làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng momen của các lực làm vật quay theo chiều ngược lại.
Chọn C
Câu 6:
Công thức tính momen của ngẫu lực: M = F.d.
Momen của ngẫu lực phụ thuộc vào độ lớn của ngẫu lực, vào khoảng cách d giữa hai giá của hai lực, không phụ thuộc vào vị trí trục quay O.
Chọn D
Câu 7:
Trọng tâm của vật rắn trùng với điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật, nếu vật không đòng chất thì trọng tâm không nằm trên trục đối xứng, trọng tâm của bất kỳ vật rắn có thể không nằm trên vật (ví dụ như cái nhẫn).
Chọn C
Câu 8:
Mức quán tính của vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào tốc độ góc của vật mà phụ thuộc vào khối lượng của vật và vào sự phân bố khối lượng đó đối với trục quay. Khối lượng càng lớn và được phân bố càng xa trục quay thì momen quán tính càng lớn và ngược lại.
Chọn A
Câu 9:
Gọi d1 là khoảng cách từ điểm treo đến vai d1 = 40cm.
\(P = {P_1} + {P_2} = 1200 \Leftrightarrow {P_1} = P - {P_2} = 1200 - {P_2}\)
\({P_1}{d_1} = {P_2}{d_2} \Leftrightarrow \left( {1200 - {P_2}} \right).0,4 = {P_2}.0,6\)
\( \Rightarrow {P_2} = 480N \Rightarrow {P_1} = 1200 - 480 = 720N\)
Chọn A
Câu 10:
Điều kiện cân bằng: \({M_{F/\left( O \right)}} = {M_{P/\left( O \right)}}\)
\( \Rightarrow P.d = F.OA \Leftrightarrow mgOG.\cos {60^0} = F.OA\)
\( \Leftrightarrow 30.10.30.0,5 = F.150 \Leftrightarrow F = 30N\)
Chọn D
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương 2 - Vật lí 10 timdapan.com"