Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 1 - Đề số 1 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 1 lịch sử 12 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề bài

Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những thành tựu mà Mĩ đạt được trong lĩnh vực kinh tế là gì?

A. Chiếm hơn 45% tổng sản phẩm kinh tế thế giới

B. Chiếm 2/3 dự trữ vàng của thế giới

C. Sản lượng nông nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng nông nghiệp thế giới

D. Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới

Câu 2. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ (1991) chính sách đối ngoại của Mĩ là

A. Thiết lập trật tự thế giới “đơn cực“ do Mĩ là siêu cường duy nhất lãnh đạo

B. Từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới, chuyển sang chiến lược chống khủng bố

C. Tiếp tục thực hiện chính sách ngăn chặn, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới

D. Ủng hộ trật tự đa cực, nhiều trung tâm đang hình thành trên thế giới.

Câu 3. Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây?

A. Phục hồi và phát triển trở lại.

B. Phát triển không ổn định.

C. Phát triển nhanh chóng.

D. Khủng hoảng suy thoái

Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng

A. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Mĩ.

B. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở Mĩ Latinh, châu Á - Thái Bình Dương.

C. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở trên khắp toàn cầu.

D. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Âu

Câu 5. Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ vào thời gian

A. Tháng 7/1973

B. Tháng 12/1989

C. Tháng 7/1995

D. Tháng 7/1997

Câu 6. Ý nào sau đây không phải là mục tiêu cơ bản trong “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ?

A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh

B. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới

C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới

D. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác

Câu 7. Yếu tố nào dẫn tới sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI?

A. Chủ nghĩa khủng bố.

B. Chiến tranh I-ran.

C. Mĩ thất bại tại Việt Nam.

D. Liên Xô tan rã.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phải là nhân tố thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển?

A. Lợi dụng chiến tranh làm giàu

B. Áp dung Khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất chất lượng

C. Tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển như chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam

D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú

Câu 9. Cơ sở để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn.

B. sự tạm lắng của phong trào cách mạng thế giới.

C. sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.

D. sự ủng hộ của các nước đồng minh bị Mĩ khống chế.

Câu 10. Tại sao đầu những năm 70 của thế kỉ XX Mĩ lại thực hiện chính sách hoà hoãn với Liên Xô và Trung Quốc

A. mở ra mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi với các nước xã hội chủ nghĩa

B. ngăn chặn, tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới

C. chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc trên thế giới

D. đe doạ các đồng minh truyền thống của Mĩ

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 D

 C

 D

 A

 C

Câu 1.

Phương pháp: Sgk trang 42.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã đạt được những thành tựu về kinh tế bao gồm:

- Sản lương công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (năm 1948 là 56%).

- Chiếm hơn ¾ dự trữ vàng của thế giới.

- Sản lượng nông nghiệp của Mĩ năm 1949 bằng hai lần sản lượng của các nước Anh, Pháp, Công hòa Liên bang Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại.

Chọn đáp án: D

Câu 2.

Phương pháp: Sgk trang 45, 46.

Cách giải:

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ (1991) Mĩ tìm cách vươn lên chi phối và lãnh đạo toàn thế giới. Với sức mạnh kinh tế và khoa học – kĩ thuật vượt trội, trong bối cảnh Liên Xô tan rã, Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới đơn cực, trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất sắp đặt và chi phối.

Chọn đáp án: A

Câu 3.

Phương pháp: Sgk trang 45.

Cách giải:

Từ năm 1983, kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế - tài chính nhưng tỉ trọng của kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm sút nhiều so với trướC.

Chọn đáp án: A

Câu 4.

Phương pháp: Sgk trang 44.

Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu nhằm thực hiện tham vọng xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở trên khắp toàn cầu.

Chọn đáp án: C

Câu 5.

Phương pháp: Sgk trang 46.

Cách giải:

Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 11-7-1995.

Chọn đáp án: C

Câu 6.

Phương pháp: Sgk trang 44, loại trừ.

Cách giải:

Ba mục tiêu chủ yếu của chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

- Ngăn chặn và tiền tới xáo bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

- Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

Đáp án D là mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” được Mĩ thực hiện bắt đầu từ năm 1991.

Chọn đáp án: D

Câu 7.

Phương pháp: Sgk trang 46, suy luận.

Cách giải:

Vụ khủng bố xảy ra ngày 11-9-2001 cho thấy nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại và đối nội của Mĩ khi bước vào thời kì mới.

=> Yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI là chủ nghĩa khủng bố.

Chọn đáp án: A

Câu 8.

Phương pháp: Sgk trang 42, loại trừ.

Cách giải:

Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới hai bao gồm:

- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.

- Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.

- Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…

- Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước.

- Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả.

Đáp án C là một trong những nguyên nhân phát triển của kinh tế Nhật Bản.

Chọn đáp án: C

Câu 9.

Phương pháp: Sgk trang 42 – 44, suy luận.

Cách giải:

Cơ sở để Mĩ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

- Kinh tế:

+ Mĩ thu được lợi nhuận 114 tỉ USD, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

+ Từ những năm 1945 – 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiêp toàn thế giới.

+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

+ Nắm trong tay ¾ dự trữ vàng của thế giới.

+ Là chủ nợ duy nhất của thế giới.

Quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

=> Điều kiện quan trọng để Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

Chọn đáp án: A

Câu 10.

Phương pháp: Sgk 12 trang 44, suy luận.

Cách giải:

Tháng 2-1972, Tổng thống Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở ra thời kì mới trong quan hệ giữa hai nước. Năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Trung Quốc được thiết lập. Đến tháng 5-1972, Níchxơn tới thăm Liên Xô, thực hiện chính sách hòa hoãn với hai nước lớn để chống lại phong trào giải phóng dân tộc. Bởi Liên Xô và Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai đã thực hiện chính sách đối ngoại tích cực, ví dụ với Việt Nam, hai nước này có viện trợ và giúp đỡ rất nhiều. Hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô là một trong những biện pháp của Mĩ để hạn chế sự phát triển và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

Chọn đáp án: C



Từ khóa phổ biến