Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 6 - Cánh diều

Gồm nội dung ôn tập và bài tập vận dụng


A. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Phần đọc hiểu

a. Truyện

- Truyện đồng thoại là loại truyện thường lấy loài vật làm nhân vật. Các con vật trong truyện đồng thoại được các nhà văn miêu tả, khắc họa như con người (gọi là nhân cách hóa)

- Đề tài là phạm vi cuộc sống được miêu tả trong văn bản.

- Chủ đề là vấn đề chính được thể hiện trong văn bản.

b. Thơ

Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là thơ trong đó người viết thường kể lại sự việc và miêu tả sự vật; qua đó, thể hiện tình cảm, thái độc của mình.

c. Văn bản nghị luận

Trước một hiện tượng trong đời sống, có thể có nhiều ý kiến khác nhau. Nêu lên ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng cụ thể nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tán thành ý kiến của người viết, người nói về hiện tượng ấy chính là nghị luận xã hội (trình bày một ý kiến).

d. Truyện

- Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp; cốt truyện thường không chia thành nhiều tuyến; chi tiết cô đúc; lời văn mang nhiều ẩn ý;…

- Đặc điểm nhân vật là những nét riêng của nhân vật trong truyện, thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ,…

- Lời người kể chuyện là lời của người đã kể lại câu chuyện. Nếu người kể theo ngôi thứ nhất thì lời của người kể là lời của người xưng “tôi”. Nếu người kể theo ngôi thứ ba thì lời của người kể là lời của người ngoài, không tham gia câu chuyện.

e. Văn bản thông tin

Văn bản thuật lại một sự kiện trình bày theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả thường bao gồm bao thông tin chính: nguyên nhân – diễn biến – kết quả, nhằm trả lời ba câu hỏi lớn: Vì sao lại xảy ra sự việc ấy?, Sự việc ấy diễn ra như thế nào?, Kết quả ra sao?.

2. Phần tiếng Việt

a. Hoán dụ

b. Từ Hán Việt

c. Trạng ngữ

d. Dấu ngoặc kép

3. Phần Làm văn

a. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

b. Viết đoạn văn ghi lại cẳm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

c. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

d. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

e. Viết biên bản

B. BÀI TẬP

1. Phần đọc hiểu

Văn bản Bài học đường đời đầu tiên

Câu 1. Chi tiết nào thể hiện vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

A. Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt

B. Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp

C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng

D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ

Câu 2. Chi tiết nào thể hiện sự khinh thường bạn của Dế Mèn?

A. Gọi bạn là chú mày

B. Không cho Dế Choắt đào hang thông sang nhà mình

C. Nằm im khi thấy Dế Choắt bị chị Cốc mổ

D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc

Văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng

Câu 3. Hai vợ chồng ông lão trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có hoàn cảnh thế nào?

A. Giàu có

B. Có nhiều kẻ hầu người hạ

C. Sống nghèo khổ trong túp lều nát

D. Có quyền lực, được người đời trọng vọng

Câu 4. Câu thành ngữ nào phù hợp khi nói về lối sống của mụ vợ trong văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng?

A. Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng

B. Ăn cháo đá bát

C. Bụt chùa nhà không thiêng

D. Cái nết đánh chết cái đẹp

Văn bản Cô bé bán diêm

Câu 5. Trong tác phẩm Cô bé bán diêm, em bé quẹt que diêm thứ nhất, em bé tưởng chừng ngồi trước một lò sưởi. Ý nào nói đúng về mộng tưởng đó?

A. Em mơ về một mái ấm gia đình

B. Em nhớ tới ngọn lửa mà bà nhen nhóm năm xưa

C. Đang trải qua lạnh giá rét nướt, em mơ được sưởi ấm

D. Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình

Câu 6. Các mộng tưởng của cô bé bán diêm biến mất đi khi nào?

A. Khi bà nội em hiện ra

B. Khi trời sắp sáng

C. Khi em bé nghĩ đến việc sẽ bị người cha mắng

D. Khi các que diêm tắt

Văn bản Đêm nay Bác không ngủ

Câu 7. Hình ảnh Bác Hồ đã được miêu tả từ những phương diện nào?

A. Vẻ mặt, dáng hình

B. Cử chỉ, hành động

C. Anh đội viên và Bác Hồ

D. Dáng vẻ, hành động, lời nói

Câu 8. Lý do Bác không ngủ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ?

A. Bác lo lắng cho những người chiến sĩ ở chiến trường

B. Bác thương đoàn dân công đêm phải ngủ lại ở rừng

C. Bác lo lắng cho chiến dịch

D. Tất cả đáp án trên

Văn bản Lượm

Câu 9. Nhân vật Lượm hiện lên với hình dáng thế nào?

A. Khỏe mạnh, cứng cáp

B. Mập mạp, dễ thương

C. Bé loắt choắt

D. A và B đúng

Câu 10. Nhân vật Lượm trong 2 khổ thơ đầu có vẻ đẹp gì?

A. Khỏe mạnh, cường tráng

B. Nhanh nhẹn, hồn nhiên

C. Hiền lành, dễ thương

D. Rắn rỏi, cương quyết

Văn bản Gấu con chân vòng kiềng

Câu 11. Trong văn bản Gấu con chân vòng kiềng, đàn thỏ đã làm gì khi gấu con bị chê xấu?

A. Bảo vệ gấu con

B. An ủi gấu con

C. Hùa theo trêu chọc

D. Phê phán kẻ trêu chọc gấu con

Câu 12. Điệp ngữ: “Gấu con chân vòng kiềng” được lặp lại nhằm nhấn mạnh điều gì?

A. Gấu con rất bé nhỏ

B. Gấu con có đôi chân vòng kiềng

C. Gấu con dễ bị trêu chọc

D. Gấu con tinh nghịch

Văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?

Câu 13. Điền vào chỗ trốn để hoàn thiện câu văn sau:

(…) không xa lạ với cuộc sống của con người; gần như mỗi chúng ta đều có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với (…) và thiên nhiên.

A. Thực vật

B. Động vật

C. Chó con

D. Cây cối

Câu 14. Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?, tác giả đã nhắc đến ý nào khi nêu lên luận điểm “Động vật gắn liền với tuổi thơ”?

A. Nhiều người từng dành hàng giờ ngồi nhìn lũ kiến “hành quân”

B. Mẻ tôm, cá chế biến những món thanh đạm

C. Con trâu kéo cày cho người nông dân

D. Đàn lợn con kêu éc éc trong chuồng

Văn bản Khan hiếm nước ngọt

Câu 15. Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Nước ngọt là nguồn vô tận

B. Nước ngọt không vô tận

C. Nước mặn không vô tận

D. Nước mặn là nguồn vô tận

Câu 16. Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tại sao nhiều người lại tin rằng nước ngọt là vô tận?

A. Đại dương bao quanh lục địa

B. Mạng lưới sông chằng chịt

C. Hồ lớn nhiều vô kể

D. Tất cả đáp án trên

Văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?

Câu 17. Đâu là nhóm những vật nuôi trong nhà?

A. Chó, mèo, chuột, chim

B. Chó, gà, mèo, trâu, bò

C. Hổ, sư tử, voi, hươu

D. Chuột, sâu, chim, cú

Câu 18. Đâu không phải lợi ích của việc nuôi thú cưng được nêu trong văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà??

A. Phát triển ý thức

B. Bồi dưỡng sự tự tin

C. Cải thiện kĩ năng đọc

D. Tăng chỉ số IQ

Văn bản Bức tranh của em gái tôi

Câu 19. Trong văn bản Bức tranh của em gái tôi, trước đó, người anh có thái độ gì với em gái?

A. Bực bội, khó chịu vì em gái hay lục lọi

B. Kẻ cả, xem thường, cho là em nghịch ngợm

C. Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em

D. Ngăn cản không cho em nghịch

Câu 20. Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh có thái độ ra sao?

A. Chê bai, không thèm quan tâm

B. Ghét bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ

C. Buồn bã, khó chịu, gắt gỏng, không còn thân với em như trước

D. Vui mừng vì em có tài

Văn bản Điều không tính trước

Câu 21. Trong văn bản Điều không tính trước, nguyên nhân gì dẫn đến sự việc “Tôi chuẩn bị đánh nhau”?

A. Xích mích vì một bạn gái

B. Xích mích trong một trận chơi bi

C. Xích mích trong một trận bóng

D. Xích mích trong gia đình

Câu 22. Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật nào đã không công nhận bàn thắng của nhân vật “tôi”?

A. Nghĩa

B. Nghi

C. Lợi

D. Phước

Văn bản Chích bông ơi!

Câu 23. Thực chất trong văn bản Chích bông ơi! có mấy câu chuyện?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 24. Ai là nhân vật chính của văn bản Chích bông ơi!?

A. Ò Khìn và cha Ò Khìn

B. Dế Vần và cha Dế Vần

C. Ò Khìn và ông Ò Khìn

D. Dế Vần và ông Dế Vần

Văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

Câu 25. Văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng nhắc đến ca khúc nào?

A. Quốc ca

B. Tiến quân ca

C. Như có Bác trong ngày đại thắng

D. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh

Câu 26. Theo Phạm Tuyên, bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng được viết trong bao lâu?

A. Cả cuộc đời của tác giả và dân tộc

B. 2 tiếng và cả cuộc đời

C. 2 tiếng

D. 3 tiếng

Văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?

Câu 27. Văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng nhắc đến mấy nguyên nhân giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 28. Văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng nhắc đến đội tuyển bóng đá nào của Việt Nam?

A. U20

B. U21

C. U22

D. U23

Văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”

Câu 29. Đâu không phải phát minh được nói đến trong văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”?

A. Đất nặn

B. Kem que

C. Giấy nhớ

D. Xà phòng

Câu 30. Ai là người phát minh ra đất nặn?

A. Giô-sép

B. Phrăng Ép-pơ-xơn

C. Giooc Crăm

D. Xpen-xơ Xin-vơ

2. Phần tiếng Việt

a. Hoán dụ

Câu 1. Hoán dụ là gì?

A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác

B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này

C. Là gọi tên sự vật hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

D. Tất cả đáp án trên

Câu 2. Câu thơ sau sử dụng phép hoán dụ nào?

Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời

Một khối óc lớn đã ngừng sống

A. Lấy bộ phận để chỉ toàn thể

B. Lấy cụ thể để chỉ trừu tượng

C. Lấy vật chứa đựng để gọi toàn thể

D. Lấy dấu hiệu để gọi đối tượng

b. Từ Hán Việt

Câu 3. Từ Hán Việt là những từ như thế nào?

A. Là những từ được mượn từ tiếng Hán

B. Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 4. Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng

A. Xã tắc

B. Ngựa đá

C. Âu vàng

D. Cả A và C đúng

c. Trạng ngữ

Câu 5. Trạng ngữ là gì?

A. Là thành phần chính của câu

B. Là thành phần phụ của câu

C. Là biện pháp tu từ trong câu

D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt

Câu 6: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị

B. Theo vị trí của chúng trong câu

C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau

D. Theo mục đích nói của câu

d. Dấu ngoặc kép

Câu 7. Tác dụng của dấu ngoặc kép là gì?

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

D. Tất cả đáp án trên

Câu 8. Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tện lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

D. Tất cả đáp án đều sai

3. Phần Làm văn

a. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

Đề 1. Hãy kể lại một trải nghiệm đã giúp em có ý thức vươn lên trong học tập

Đề 2. Hãy viết bài văn kể lại một lần em mắc lỗi

b. Viết đoạn văn ghi lại cẳm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

Đề 1. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Đề 2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lượm

c. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Đề 1. Viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề an toàn giao thông

Đề 2. Viết bài văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng ô nhiễm không khí

d. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Đề 1. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt trên sân trường ra chơi

Đề 2. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt mỗi tuần của lớp em

e. Viết biên bản

Đề 1. Viết biên bản cuộc họp thống nhất kế hoạch cho chuyến tham quan

Đề 2. Viết biên bản cuộc thảo luận nhóm đưa ra phương pháp học tập hiệu quả

C. LỜI GIẢI CHI TIẾT

1. Phần đọc hiểu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

A

C

B

D

D

D

D

C

B

C

B

B

A

B

D

B

D

B

C

 

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

 C

 B

 B

 A

 C

 C

 D

 C

 D

 A

 

2. Phần tiếng Việt

1

2

3

4

5

6

7

8

C

A

B

A

B

A

D

A

 

3. Phần Làm văn

a. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

Đề 1. Hãy kể lại một trải nghiệm đã giúp em có ý thức vươn lên trong học tập

a) Mở bài:

- Đặt vấn đề: Để trở thành một người con ngoan, trò giỏi em đã rút kinh nghiệm từ một số lần mắc lỗi, trong đó có một lần em đã mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn;

- Giới thiệu một cách khái quát về sự việc: Đó là lần em mắc khuyết điểm gì?

-  Lần mắc khuyết điểm đó đã để lại một bài học lớn trong em.

b) Thân bài:

- Giới thiệu vài nét về bản thân, những đặc điểm có liên quan đến việc em mắc khuyết điểm (chẳng hạn, em mắc lỗi chép bài bạn thì cần khái quát những nét về học lực của em, đặc biệt là khả năng học môn mà em chép bài của bạn).

- Hoàn cảnh của sự việc đó: Nhà trường tổ chức một cuộc thi sáng tác, các thầy cô giáo và bạn bè rất kì vọng vào em/lớp em có bài kiểm tra đột xuất mà hôm trước em không học bài...

- Tình huống dẫn đến hành động sai trái của em: Em đã viết nhiều lần, nhiều bài nhưng cô giáo đều lắc đầu nói không đạt yêu cầu / em đau khổ cố nhớ lại những kiến thức cũ mà không thể nào nhớ được, các bạn mải làm bài, thầy cô tin tưởng nên không trông coi chặt chẽ lắm,...

- Diễn biến hành động sai trái của em: Chép lại thơ, văn từ một tờ báo rồi đề tên mình / nhờ anh, chị sáng tác giúp rồi đề tên mình; chép bài bạn / quay cóp bài từ sách, vở,...

- Thầy cô giáo đã phát hiện ra khuyết điểm của em như thế nào và nhắc nhở, chỉ bảo em ra sao?

- Kết thúc: Em đã nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình như thế nào?

c) Kết bài:

- Sự việc đó đã theo suốt em những năm sau đó như thế nào và nó đã giúp em nhận ra điều gì về cuộc sống, về sự học tập và vai trò của thầy cô;

-  Bài học em rút ra cho cuộc sống của mình?

Đề 2. Hãy viết bài văn kể lại một lần em mắc lỗi

a) Mở bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh khiến em nhớ lại lần mình từng mắc lỗi ở trong quá khứ.

- Nêu lý do khiến đến tận bây giờ, sự kiện đó em vẫn còn nhớ rõ.

b) Thân bài:

- Giới thiệu chung về đối tượng mà em đã từng mắc lỗi (tên, tuổi, mối quan hệ với em).

- Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm mà em phạm phải lỗi lầm đó.

- Lý do mà em phạm lỗi lầm ấy.

- Kể lại diễn biến của lần phạm lỗi đó (kể chi tiết các hành động, lời thoại, suy nghĩ của bản thân em- kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố kể và miêu tả, biểu cảm).

- Sau khi kết thúc sự kiện đó, em cảm thấy thế nào?

- Em rút ra được bài học gì sau lần phamk lỗi đó?

c) Kết bài:

- Ở hiện tị, em vẫn nhớ rõ bài học nhận được sau lỗi lầm ở quá khứ.

- Em đã, đang và sẽ thay đổi bản thân như thế nào sau khi nhận được bài học đó?

b. Viết đoạn văn ghi lại cẳm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

Đề 1. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

a) Mở đoạn: Nêu tên bài thơ, tác giả và cảm nghĩ chung của em về bài Đêm nay Bác không ngủ.

b) Thân đoạn:

- Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ (Ví dụ: Về nội dung, bài thơ viết về đề tài Bác Hồ; về tình cảm yêu thương sâu đậm của Bác đối với mọi người và tấm lòng của anh đội viên đối với Bác;... Về hình thức, bài thơ sử dụng nhiều yếu tố tự sự, miêu tả phù hơp với việc thể hiện nội dung kể chuyện về Bác; các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dục, hoán dụ, điệp từ, điệp ngữ,... tô đậm được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ;...).

- Nêu các lí do khiến em yêu thích (Ví dụ: Nội dung bài thơ gợi cho em những cảm xúc, tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ,... Hoặc về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm; các biện pháp tu từ và cách gieo vần phù hợp;...).

c) Kết đoạn: Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa bài thơ (Ví dụ: Bài thơ mang lại cho em những hiểu biết sâu sắc về Bác Hồ; về cách kể chuyện bằng thơ rất đơn giản mà gây xúc động;...).

Đề 2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lượm

a) Mở đoạn:

- Dẫn dắt, giới thiệu nhan đề và tác phẩm.

- Cảm xúc chung của em về bài thơ: tự hào về những người chiến sĩ cách mạng, đặc biệt là chú bé Lượm- một chú bé liên lạc hồn nhiên, trong sáng và anh đã hi sinh khi làm nhiệm vụ.

b) Thân đoạn:

* Cảm xúc chung về nội dung bài thơ:

- Hinh ảnh chú bé Lượm hện lên trong lần đầu tiên gặp gỡ với người chú: “loát choắt”, “xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”… gợi nên một hình ảnh hồn nhiên, nhí nhảnh.

- Hình ảnh Lượm: dũng cảm, gan dạ, nhanh nhẹn, hăng hái thực hiện nhiệm vụ, không sợ nguy hiểm “Vụt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo/ Thư đêg “Thượng Khẩn”/ Sợ chi hiểm nghèo”.

- Tư thês hi sinh anh dũng của Lượm: dù hồn lìa khỏi xác nhưng vẫn hòa quyện vào cánh đồng lúa quê hương. Một hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn.

=> Sự hi sinh của Lượm đã cho chúng ta một cảm xúc vừa thán phục vưa xót thương.

* Cảm xúc về nghệ thuật của bài thơ:

- Sử dụng từ láy gợi hình, gợi cảm.

- HÌnh ảnh so sánh “như con chim chích” gợi dáng vẻ hồn nhirn, lạc quan, vui tươi, nhanh nhẹn.

- Câu hỏi tu từ “Lượm ơi còn không?” bộc lộ một cảm cúc ngỡ ngàng, đau xót như không muốn tin điều đó là sự thật.

- Phép lặp từ ngữ một lần nữa khẳng đinh: dù Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh chú bé vẫn luôn ngự trị trong tâm trí mọi người, sống mãi cùng đất nước.

c) Kết đoạn: Bằng lời thơ bốn chữ giản dị, tác giả đã thành công thể hiện lớp người thiếu niên nhỏ tuổi yêu nước trong thời kì kháng chiến chống quân xâm lược.

c. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Đề 1. Viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề an toàn giao thông

I. Mở bài

- Đặt vấn đề: trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.

- Nhận thức: tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

II. Thân bài

1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay?

2. Hậu quả của vấn đề

- Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh, viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.

- Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.

3. Nguyên nhân của vấn đề:

- Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, chiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm…).

- Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường…).

- Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn…).

- Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:

- Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lốp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.

- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư.

- Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.

- Tuyên truyền luật giao thông.

III. Kết bài: An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.

Đề 2. Viết bài văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng ô nhiễm không khí

I. Mở bài: Giới thiệu về vấn đề nghị luận – ô nhiễm không khí.

II. Thân bài:

a. Giải thích khái niệm, nêu biểu hiện, thực trạng ô nhiễm không khí:

-Ô nhiễm không khí là gì: Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng không khí tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường không khí bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.

-Biểu hiện của ô nhiễm không khí:

+ Trái đất ngày càng nóng lên

+ Không khí chứa nhiều thành phần gây hại hơn

+ Nồng độ chì đã và đang tăng lên

+ Ô nhiễm từ các loại xe cộ

+ Các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng

+ Hiện tượng hiệu ứng nhà kín

-Thực trạng: ô nhiễm không khí đang ở mức nghiêm trọng và báo động.

b. Tác hại của ô nhiễm không khí:

- Khi trực tiếp phơi nhiễm ô nhiễm không khí, sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn là một trong những tác nhân gây ra những hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.

c. Nguyên nhân gây ra thực trạng ô nhiễm không khí:

- Sự xuất hiện của vô số chất độc hại như Cacbon, Nitơ, Sunphua và các hợp chất kim loại khác.

- Khí thải từ một số nhiên liệu như xăng, dầu từ các phương tiện tham gia giao thông cũng là tác nhân dẫn đến tình trạng không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

- Ý thức của con người.

d. Đề xuất giải pháp để hạn chế ô nhiễm không khí:

- Cần sử dụng những trang thiết bị công nghệ hiện đại thay thế các loại thiết bị máy móc cũ kỹ.

- Hạn chế sử dụng những nhiên liệu độc hại như xăng, dầu, than đá để giảm thiểu lượng khí thải độc hại.

- Cần đẩy mạnh phát triển và đầu tư các phương pháp xử lý khí lọc không khí bằng biện pháp sinh học, trồng nhiều cây xanh để hạn chế khói bụi ô nhiễm,….

III. Kết bài: Tổng kết lại vấn đề

d. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Đề 1. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt trên sân trường ra chơi

a) Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt được tả.

- Mỗi ngày đến trường là một ngày vui và giờ ra chơi có lẽ là một trong những thời điểm vui nhất mà học sinh chúng em luôn mong đợi.

- Bởi khi ấy, chúng em được thư giãn, làm những điều mình thích sau giờ học mệt mỏi. Và nó cũng chính là khoảnh khắc, những kỉ niệm đáng nhớ của thời học sinh.

b) Thân bài:

- Tả chi tiết từ khi bắt đầu sinh hoạt đến khi kết thúc .

+ Trước giờ ra chơi: Nơi sân trường không gian vắng lặng.

+ Bắt đầu giờ ra chơi: Rộn ràng tiếng nói cười từ phòng học đến hành lang, sân trường.

- Tả chi tiết cảnh vật, con người trong giờ ra chơi.

+ Các bạn xếp thành từng hàng, ngay ngắn để tập bài thể dục giữa giờ, giúp xua tan đi mệt mỏi+ Sân trường rộn rã tiếng cười đùa, học sinh cùng tham gia các trò chơi ( Cầu lông, đá bóng, bóng rổ,..)

+ Nơi các hàng ghế đá có cá bạn học sinh cùng trò chuyện.

+ Trên sân, ánh nắng vẫn dịu dàng chiếu xuống mặt đất, chiếu lên từng giọt mồ hôi trên gò má của các bạn học sinh

+ Những cơn gió cũng thổi đều đều, giúp các bạn xua đi nóng bức

+ Những chú chú chim cũng bay về, đứng trên cành cây, tò mò quan sát tất cả

- Cảm xúc thay đổi theo cảnh vật, con người trong buổi sinh hoạt.

+ Bỗng tiếng trống trường lại một lần nữa vang lên, các bạn học sinh dừng lại trong sự tiếc nuối, rửa tay chân sạch sẽ để trở lại lớp học

c) Kết bài: Phát biểu cảm nghĩ về buổi sinh hoạt.

- Chắc có lẽ không một cô cậu học trò nào không thích giờ ra chơi. Bản thân em cũng thế, trong những năm học là học sinh thì thời khắc em thích nhất vẫ là những giây phút giải lao, giờ ra chơi.

- Em sẽ trân trọng và nhớ mãi những kỉ niệm đẹp trong giờ ra chơi.

Đề 2. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt mỗi tuần của lớp em

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về buổi sinh hoạt lớp em: Diễn ra trong hoàn cảnh, không gian, thời gian như thế nào? 

2. Thân bài

- Kể lại diễn biến buổi sinh hoạt:

+ Các tổ trưởng, cán bộ lớp báo cáo tình hình học tập, hoạt động của lớp trong tuần qua.

+ Lớp trưởng tổng kết thi đua của tuần và thông báo kế hoạch của tuần tới

+ Cô giáo chủ nhiệm nhận xét, biểu dương khen ngợi những cá nhân có thành tích tốt, giảng giải và động viên các bạn chưa tốt rút kinh nghiệm để xây dựng tập thể lớp luôn đoàn kết, vững mạnh.

- Kết thúc buổi sinh hoạt.

3. Kết bài

- Cảm xúc của em về buổi sinh hoạt lớp đó.

- Lời hứa hẹn của bản thân…

e. Viết biên bản

Đề 1. Viết biên bản cuộc họp thống nhất kế hoạch cho chuyến tham quan\

Trường THCS …

Lớp 6A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN

Họp thống nhất kế hoạch cho chuyến tham quan Quần thể di tích Cố đô Huế 

Thời gian bắt đầu: 11 giờ ngày 27 tháng 04 năm 2023

Địa điểm: phòng học của lớp 6A

Thành phần tham dự:

- Giáo viên chủ nhiệm lớp: thầy giáo Đỗ Vinh Quan

- Toàn thể học sinh lớp 6A

Chủ tọa: Lớp trưởng Trần Anh Tuấn

Thư kí (người ghi biên bản): Bùi Bình Minh

Nội dung:

(1) Chủ tọa Trần Anh Tuấn phổ biến cho tập thể lớp về Kế hoạch của chuyến tham quan Quần thể di tích Cố đô Huế.

(2) Tập thể lớp cùng bàn bạc, đưa ra các ý kiến về các hoạt động diễn ra trong chuyến tham quan cùng những điều cần lưu ý. Sau đó chủ tọa thống nhất lại qua sự góp ý của giáo viên chủ nhiệm.

(3) Chủ tọa tiến hành phân công nhiệm vụ:

- Nhóm Hậu cần do lớp phó Thảo Nga làm nhóm trưởng: chuẩn bị các đồ dùng cần thiết như nước uống, hoa quả, thuốc say xe, băng dán cá nhân... để đảm bảo chuyến đi an toàn

- Nhóm Giải trí do Tuấn Hùng làm nhóm trưởng: chuẩn bị một số trò chơi, bài hát để lớp cùng chơi khi ngồi trên xe di chuyển đến Quần thể di tích cố đô Huế

- Nhóm Truyền thông do lớp trưởng Anh Tuấn làm nhóm trưởng: chụp ảnh, quay clip các hoạt động của lớp trong chuyến đi để làm kỉ niệm và chia sẻ với phụ huynh

(4) Ý kiến của các bạn trong lớp:

- Mọi người thống nhất mặc áo đồng phục lớp để không bị lạc nhau khi di chuyển và có những tấm ảnh tập thể đẹp

- Mời thêm các thầy cô bộ môn, hội phụ huynh đi cùng

- Sau khi đến Cố đô Huế, cả lớp sẽ cùng nhau đi ngắm sông Hương và ăn các món đặc sản ở Huế trước khi trở về

(5) Chủ tọa tổng kết lại nội dung cuộc thảo luận, thông báo đến cả lớp và sẽ gửi danh sách các bạn tham gia công tác chuẩn bị cho cô giáo chủ nhiệm.

Cuộc họp kết thúc vào 12 giờ ngày 27 tháng 04 năm 2023

Thư kí

 

Bùi Bình Minh

Chủ tọa

 

Trần Anh Tuấn

Đề 2. Viết biên bản cuộc thảo luận nhóm đưa ra phương pháp học tập hiệu quả

Trường THCS …

Lớp 6C

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN

HỘI NGHỊ TRAO ĐỔI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN TOÁN

Khai mạc: 7 giờ 30 phút ngày 07 tháng 03 năm 2024

Thành phần tham dự:

- Cô Nguyễn Hồng Nhung - Giáo viên môn Toán

- Tập thể học sinh lớp 6C

Chủ trì: Cô Nguyễn Hồng Nhung

Thư ký: Phạm Ngọc Anh (Lớp trưởng lớp 6A1)

NỘI DUNG HỘI NGHỊ

(1) Cô Nhung khai mạc, nêu yêu cầu và nội dung hội nghị:…

- Mục đích hội nghị: Tìm ra phương pháp học tập môn Toán tốt.

- Nội dung:

+ Các lớp trưởng sơ kết tình hình học tập môn Toán trong học kì I.

+ Các bạn học giỏi báo cáo kinh nghiệm: Bạn Phương Trang (Lớp 6A1), bạn Tùng Anh (Lớp 6A2).

+ Một số học sinh đặt ra câu hỏi cần trao đổi (Khoảng 5 bạn)

(2) Bạn Ngọc Anh - thư ký sẽ báo cáo sơ lược tình hình học tập môn Toán của khối 6:

- Một số bạn chưa nắm được các công thức toán học, phương pháp giải toán.

- Nhiều bạn còn lười học, chưa làm bài tập về nhà.

- Kết quả điểm thi cuối kì chưa cao: Điểm dưới trung bình chiếm khoảng 20%.

- Kết quả: Giỏi: 50%; Khá: 30%; Yếu: 20%.

(3) Trao đổi kinh nghiệm học tập:

- Kinh nghiệm của Trang:

+ Năm chắc các công thức Toán học

+ Tăng cường luyện tập

+ Làm một số đề thi thử

- Kinh nghiệm của Tùng Anh:

+ Nắm vững kiến thức cơ bản

+ Thường xuyên luyện tập

+ Làm thêm các bài nâng cao.

(4) Cô Nhung tổng kết:

- Lắng nghe và ghi chép lời giảng của thầy cô.

- Năm chắc lý thuyết

- Ôn tập mỗi ngày

- Trao đổi, học tập theo nhóm

Cuộc họp kết thúc lúc: 10 giờ cùng ngày 07 tháng 03 năm 2024

Thư kí

(kí và ghi rõ họ tên)

Phạm Ngọc Anh

Chủ tọa

(kí và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Hồng Nhung

 

Bài giải tiếp theo