Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 Văn 6 cánh diều có đáp án

Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 Văn 6 cánh diều có đáp án


Đề 1

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Các dấu câu đã tề tựu đông đủ, buổi hội thảo bắt đầu. Dấy phẩy, hùng hồn:

- Các bạn ạ! Trong các dấu câu, tôi có vai trò quan trọng nhất đất! Khi tôi xuất hiện, những vấn đề phong phú cũng xuất hiện theo. Nếu vắng bóng tôi, tất cả lại trở nên vô cùng nghèo nàn. Khi đó ý nghĩ của con người cũng rất nghèo nàn, đơn giản.

Dấu hai chấm vội vàng lên tiếng:

- Anh quên là còn có tôi hay sao? Khi có tôi, mọi vấn đề được liệt kê cụ thể, tất cả được giải thích hết sức rõ ràng. Tôi thật có ý nghĩa biết bao!

- Ô hay! Các anh nói gì lạ vậy? – Dấu chấm hỏi giương đôi mắt trong xoe.

- Không có tôi liệu có các hỏi: “Tại sao?”, “Vì sao thế?”, “Sao không thế này mà lại thế kia?” … Nhờ có tôi mà con người mới quan tâm đến mọi vấn đề, có khả năng học hỏi và tìm hiểu các sự kiện xung quanh. Tôi mưới là quan trọng nhất.

- Sai bét! Sai bét! – Dấu chấm than giận dữ quát to.

- Ta mới thực sự có ý nghĩa trong cuộc đời này. Nhờ có ta mà con người mới bộc lộ rõ thái độ, cảm xúc của mình: mừng rỡ, vui sướng hay phẫn nộ, buồn đau. Ta nêu ra các yêu cầu, mệnh lệnh để mọi người thực hiện.

Cả phòng im lặng suy nghĩ: Ừ! Có lẽ đúng như vậy thật!

Lúc này dấu chấm mới lên tiếng:

- Các anh ơi! Cuộc sống này cần đến tất cả các dấu câu chúng ta. Mỗi chúng ta đều góp phần làm cho cuộc sống sinh động hơn và ý nghĩa hơn. Ví như tôi ghi dấu chấm hết ngay từ đầu, thì liệu còn gì để nghĩ, để nói, để bàn bạc nữa.

Các dấu câu gật gù tán thưởng. Dấu chấm lại rành rẽ:

- Con người mới là quan trọng nhất, họ sử dụng dấu câu như thế nào cho đúng, họ sống như thế nào cho có ý nghĩa mới là điều đáng nói. Chúng ta hãy mong tất cả mọi người – đặc biệt là thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước – hãy dùng chính xác các dấu câu, hãy là con người có ý thức nhất trong cuộc sống hôm nay và ngày mai.

(Nguồn trích dẫn Sống đẹp tập II)

Câu 1. Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?

A. Văn bản tự sự

B. Văn bản miêu tả

C. Văn bản nghị luận

D. Văn bản thông tin

Câu 2. Văn bản được kể theo ngôi kể thứ mấy?

Câu 3. Liệt kê các nhân vật trong văn bản được nhắc tới.

Câu 4. Dấu ngoặc kép được dùng trong văn bản trên có tác dụng gì?

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai

C. Đánh dấu tên các tác phẩm, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn

D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng

Câu 5. Nêu tóm tắt vai trò của mỗi nhân vật (dấu câu)

Câu 6. Em đồng ý với quan điểm của nhân vật nào? Vì sao?

Câu 7. Nếu được làm một trong các nhân vật trên, em sẽ chọn nhân vật nào? Giải thích lí do em lựa chọn.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Con người mới là quan trọng nhất, họ sử dụng dấu câu như thế nào cho đúng, họ sống như thế nào cho có ý nghĩa mới là điều đáng nói. Chúng ta hãy mong tất cả mọi người – đặc biệt là thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước – hãy dùng chính xác các dấu câu, hãy là con người có ý thức nhất trong cuộc sống hôm nay và ngày mai.

Đây là lời của dấu chấm. Vậy, em cần phải làm gì để thực hiện được mong ước của dấu chấm? Viết đoạn văn (150 chữ) chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề trên.

Câu 2. Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn. Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của Dế Mèn với Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn về thăm mộ Dế Choắt.


Đề 2

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

…Ru cho mềm ngọn gió thu

Ru cho tan đám sương mù lá cây

Ru cho cái nhớ nặng ngày xa nhau

Bàn tay mang phép nhiệm màu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi…

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ song thất lục bát

C. Thơ tự do

D. Thơ sáu chữ

Câu 2. Chủ đề của đoạn thơ là gì?

A. Tình cảm gia đình

B. Tình yêu quê hương đất nước

C. Tình yêu thiên nhiên

D. Tình mẫu tử

Câu 3. Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc

A. Điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa

B. Nhân hóa, chơi chữ, so sánh

C. Liệt kê, nhân hóa

D. Ẩn dụ, liệt kê

Câu 4. Từ “ngọn” trong câu thơ: Ru cho mềm ngọn gió thu được cảm nhận bằng:

A. Vị giác

B. Thính giác

C. Cảm giác

D. Thị giác

Câu 5. Câu thơ: Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau, đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Câu 6. Lời ru của mẹ đem đến những điều kì diệu gì?

A. Mềm ngọn gió thu

B. Tan đám sương mù lá cây

C. Cái khuyết tròn đầy

D. Cái thương cái nhớ nặng ngày, xa nhau

E. Tất cả đáp án trên

Câu 7. Hình ảnh bàn tay trong câu thơ biểu tượng cho ai, có giá trị biểu đạt như thế nào?

Câu 8. Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu chia sẻ với mọi người về ý nghĩa của lời ru trong cuộc sống.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Điền thành phần trạng ngữ thích hợp vào ô trống:

1. …………., các em học sinh được nghỉ học.

2. …………., thành tích của em luôn đứng thứ nhất.

3. …………., Nam đụng xe vào hàng rào.

4. …………., bà ôm em mỗi ngày.

5. …………., lá vàng rụng đầy sân.

6. …………., học sinh chạy ào ra sân trường để chơi đuổi bắt, đá cầu, nhảy dây.

7. …………., em đã thức khuya học bài.

8. ……………, ngày ngày bố em chở em tới trường

Câu 2. Viết bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với người bạn thân


Đề 3

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Khi đã hiểu được động vật, con người sẽ không phá rừng làm trang trại chỉ vì muốn có được thịt bò, không chặt cây chỉ vì muốn vót đũa. Khi hiểu được nỗi đau của động vật, chúng ta sẽ không lạm dụng và cướp đi môi trường sống của chúng. Nếu thực sự là chủ nhân của muôn loài, chúng ta phải thay đổi, phải bảo vệ ngôi nhà chung Trái Đất, để động vật cũng có quyền được sống giống như con người”.

(Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật, SGK Ngữ văn 6 – Cánh diều)

Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích trên bàn về vấn đề gì?

A. Cách đối xử của con người đối với động vật

B. Vai trò của động vật đối với con người

C. Giá trị kinh tế của động vật

D. Sự đa dạng của thế giới động vật

Câu 2. Hành vi nào đối với động vật được nêu ra trong đoạn văn đáng lên án, phê phán?

A. Phá rừng làm trang trại

B. Chặt cây

C. Cướp môi trường sống của động vật

D. Tất cả đáp án trên

Câu 3. Trong câu văn: “Khi đã hiểu được động vật, con người sẽ không phá rừng làm trang trại chỉ vì muốn có được thịt bò, không chặt cây chỉ vì muốn vót đũa”, bộ phận nào sau đây là trạng ngữ?

A. “Khi đã hiểu được động vật”

B. “con người sẽ không phá rừng làm trang trại chỉ vì muốn có được thịt bò”

C. “không chặt cây chỉ vì muốn vót đũa”

D. Câu không có trạng ngữ

Câu 4. Trong câu văn “Khi đã hiểu được động vật, con người sẽ không phá rừng làm trang trại chỉ vì muốn có được thịt bò, không chặt cây chỉ vì muốn vót đũa” có mấy cụm động từ?

A. 2 cụm động từ

B. 3 cụm động từ

C. 4 cụm động từ

D. 6 cụm động từ

Câu 5. Tác giả đoạn văn khuyên chúng ta điều gì?

A. Hiểu được động vật

B. Không phá rừng làm trang trại

C. Không chặt cây

D. Phải bảo vệ ngôi nhà chung Trái Đất

Câu 6. Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất sự trân trọng của người viết đối với động vật?

A. Không phá rừng làm trang trại chỉ vì muốn có được thịt bò

B. Không chặt cây chỉ vì muốn vót đũa

C. Không lạm dụng và cướp đi môi trường sống của chúng

D. Động vật cũng có quyền được sống giống như con người

Câu 7. Nêu một số việc em có thể làm để “bảo vệ ngôi nhà chung Trái Đất”.

Câu 8. Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng để miêu tả dòng sông quê hương. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và dấu chấm phẩy.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:

a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.

b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.

c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.

d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.

Câu 2. Viết bài văn trình bày suy nghĩ về tình trạng nghiện internet của giới trẻ hiện nay.


Đề 4

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Đến lúc mặt trời thoát ra khỏi chân trời thì cũng là lúc nó nở một nụ cười rạng rỡ, tươi tắn, chào đón một ngày mới. Những tia nắng vàng được ban phát đi khắp nơi nơi. Nó tan chảy trên bờ cát trắng tô hồng những khuôn mặt rạng ngời. Nấng vỡ òa trong gió nâng cả bầu trời lên cao. Nắng nhảy nhót trên sóng nước hòa cùng bài ca bất tận của thiên nhiên. Bãi cát sau một đêm uống sương bây giờ trở nên ướt át màu nâu sẫm… Màu xanh của trời, màu xanh của nước hòa lẫn với màu sắc của mặt trời tạo nên một màu sắc kì ảo trên biển. Cảnh biển lúc này chẳng khác gì một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ!

Câu 1. Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?

A. Văn bản tự sự

B. Văn bản miêu tả

C. Văn bản nghị luận

D. Văn bản thông tin

Câu 2. Đoạn văn trên miêu tả cảnh gì?

A. Cảnh biển

B. Cảnh mặt trời

C. Cảnh bờ cát

D. Cảnh nước biển

Câu 3. Tìm cụm động từ trong các cụm từ sau:

A. Bờ cát trắng

B. Những tia nắng vàng

C. Những khuôn mặt

D. Nhảy nhót trên sóng nước

Câu 4. Những từ ngữ dùng để miêu tả màu sắc trong đoạn văn trên là?

A. Vàng, trắng, hồng, nâu sẫm, xanh

B. Đỏ, đen, vàng đậm, tím

Câu 5. Từ nhảy nhót có phải là từ láy đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 6. Nghĩa của từ tuyệt mĩ là:

A. Đẹp đến mức không còn có thể hơn

B. Đẹp lộng lẫy

Câu 7. Tìm một số chi tiết sử dụng nghệ thuật nhân hóa trong phần ngữ liệu.

Câu 8. Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì?

a. Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.

(Hồ Chí Minh)

b. Vì lợi ích mười năm phải trông cây

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người

(Hồ Chí Minh)

c. Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay 

(Tố Hữu)

d. Vì sau? Trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh

(Tố Hữu)

Câu 2. Hiện nay có nhiều bạn học sinh vì quá đam mê các trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên


Đề 5

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Bao nhiêu khổ nhọc cam go

Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!

Nhưng chưa một tiếng thở than

Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi

Cha như biển rộng, mây trời

Bao la nghĩa nặng đời đời con mang!

(Ngày của cha – Phan Thanh Tùng)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ song thấy lục bát

C. Thơ tự do

D. Thơ sáu chữ

Câu 2. Chủ đề của đoạn thơ là gì?

A. Tình cảm gia đình

B. Tình yêu quê hương đất nước

C. Tình yêu thiên nhiên

D. Tình phụ tử

Câu 3. Từ “cam go” là từ thuần Việt hay Hán Việt?

A. Thuần Việt

B. Hán Việt

Câu 4. Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 5. Từ “khổ nhọc, cam go” là từ láy hay từ ghép. Đặt câu với mỗi từ trên.

Câu 6. Hai câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nổi bật nào?

Cha như biển rộng, mây trời

Bao la nghĩa nặng đời đời con mang!

Câu 7. Trong hai câu thơ sau đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc gì? Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua hai câu thơ.

Bao nhiêu khổ nhọc cam go

Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Từ thông điệp của đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ những tình cảm yêu thương của mình dành cho cha mẹ.

Câu 2. Em hãy viết bài văn nêu cảm nhận về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài.


Đề 6

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1. Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau:

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng…

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?

A. Cụm danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp

B. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình gồm 2 phần: phần phụ trước và phần trung tâm

C. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có 2 phần: phần trung tâm và phần phụ sau

D. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau

Câu 3. Đâu không phải giá trị nghệ thuật của văn bản “Đêm nay Bác không ngủ”?

A. Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt

B. Hình ảnh, chi tiết chân thực, giản dị

C. Nhân vật được cường điệu hóa, hiện lên sinh động, hấp dẫn

D. Thể thơ 5 chữ gần gũi, dễ dàng bộc lộ cảm xúc

Câu 4. Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý tới ngữ cảnh sử dụng, mục đích và đối tượng giao tiếp, tránh việc lạm dụng từ Hán Việt, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 5. Nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? là gì?

A. Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc

B. Sử dụng nhuần nhuyễn kho tàng văn học dân gian Việt Nam

C. Sáng tạo tình huống truyện

D. Lập luận chặt chẽ cùng những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục

Câu 6. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác

B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác

C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân

D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác

Câu 7. Nhận định nào không đúng về truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Truyện viết cho thiếu nhi

B. Truyện viết về loài vật

C. Truyện mượn tình huống để đưa ra bài học ứng xử

D. Truyện đề cao tình cảm gia đình

Câu 8. Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện

B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái

C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh

D. Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa

Câu 9. Trạng ngữ là gì?

A. Là thành phần chính của câu

B. Là thành phần phụ của câu

C. Là biện pháp tu từ trong câu

D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt

Câu 10. Việc Dế Mèn trêu chị Cốc đã dẫn đến hậu quả gì?

A. Dế Mèn bị phá tổ

B. Dế Choắt và chị Cốc không còn chơi với Dế Mèn

C. Dế Mèn bị thương do chị Cốc mổ

D. Dế Choắt chết

Câu 11. Đâu là khái niệm đúng nhất về thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề?

A. Bày tỏ ý kiến của mình, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh

B. Lắng nghe ý kiến của mọi người để thay đổi bản thân

C. Đưa ra quan điểm để thay đổi ý kiến theo suy nghĩ của mình

D. Bác bỏ các ý kiến của mọi người.

Câu 12. Việc thảo luận nhóm nhỏ thường được áp dụng trong những môi trường nào?

A. Trong học tập

B. Trong cuộc sống sinh hoạt

C. Trong công việc

D. Tất cả đáp án trên

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Gạch chân dưới trạng ngữ trong câu và cho biết trạng ngữ đó chỉ gì?

a. Dưới dòng sông, đàn cá đang tung tăng bơi lội

b. Những ngày đẹp trời, buổi sáng, bồ câu bay ra từng đàn.

c. Để đạt được thành tích cao trong kì thi sắp tới, Lâm đã không ngừng cố gắng.

d. Vì bị ốm, Mai đã phải nghỉ buổi học thêm Toán.

Câu 2. Viết bài văn tả lại một giờ ra chơi (hoặc một giờ học) mà em hứng thú.


Đề 7

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1. Văn bản Khan hiếm nước ngọt được xuất bản năm bao nhiêu?

A. 2001

B. 2002

C. 2003

D. 2004

Câu 2. Biện pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?

A. Tăng tiến, tượng trưng

B. So sánh, liệt kê

C. Tăng tiến, liệt kê

D. Hoán dụ, tăng tiến

Câu 3. Tả cảnh sinh hoạt là gì?

A. Dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó.

B. Dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh thiên nhiên, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó.

C. Dùng khả năng quan sát và lời văn miêu tả ngoại hình của con người, giúp người đọc hình dung rõ nét về con người được miêu tả.

D. Dùng khả năng quan sát và lời văn miêu tả ngoại hình của một sự vật, giúp người đọc hình dung rõ nét về sự vật được miêu tả.

Câu 4. Một biên bản cần đảm bảo yếu tố gì về mặt nội dung?

A. Ghi chép đầy đủ ngắn gọn về sự việc

B. Nêu đầy đủ diễn biến của sự việc

C. Bảo đảm tính xác thực

D. Tất cả đáp án trên

Câu 5. Đoạn trích dưới đây nằm ở phần nào trong văn bản Khan hiếm nước ngọt?

Nước ngọt đang ngày càng khan hiếm và muốn có nước sạch, hợp vệ sinh để dùng rất tốn kém. Vì vậy cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người ngày càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.

A. Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt

B. Hiện tượng khan hiếm nước ngọt

C. Bài học nhận thức cho con người

D. Phương pháp khai thác nước ngọt

Câu 6. Hoán dụ là gì?

A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác

B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác

C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

D. Tất cả đáp án trên

Câu 7. Mô típ chính của truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?

A. Ba lần liên tục bắt được con, vật gì đó

B. Chồng khờ khạo, hiền lành, vợ gian tham, ác độc

C. Người hiền được hưởng sung sướng, kẻ ác bị trừng trị

D. Mọi chuyện đều có thể trở về như lúc đầu

Câu 8. Đâu là lời nhắn nhủ của tác giả qua văn bản Khan hiếm nước ngọt?

A. Phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguồn nước

B. Cần dừng ngay hành động khai thác nước ngọt

C. Nước ngọt là nguồn vô tận trên hành tinh

D. Nước mặn và nước ngọt khác nhau

Câu 9. Ý nghĩa của khổ thơ sau là gì?

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng

A. Tâm hồn Lượm hòa vào với đồng quê

B. Tâm hồn Lượm thơm ngát như đồng quê

C. Quê hương ôm ấp Lượm vào lòng

D. Tất cả đáp án trên

Câu 10. Nhận định nào dưới đây không đúng về hình thức nghệ thuật của Ông lão đánh cá và con cá vàng?

A. Biện pháp lặp góp phần quan trọng vào việc làm nổi bật chủ đề, phẩm chất của tác phẩm

B. Kịch tính của tác phẩm mỗi lúc một cao hơn, không có thoái trào, không có nút gỡ, đỉnh điểm của kịch tính là lúc mụ vợ ông lão quay về điểm xuất phát ban đầu của số phận

C. Cũng như thời gian, địa điểm, các nhân vật ông lão, mụ vợ, con cá vàng, nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng đều không có tên riêng, không xác định được cụ thể, đó chính là tính phiếm chỉ của truyện

D. Nhân hóa là biện pháp nghệ thuật nổi bật nhất của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Câu 11. Câu văn dưới đây nói về nội dung gì?

Do gắn bó với nhau từ lâu nên các cầu thủ Việt Nam hiểu rõ nhiệm vụ của mình và đồng đội trên sân.

(Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?)

A. Lòng khao khát của các cầu thủ

B. Sự tự tin

C. Các cầu thủ Việt Nam gắn bó với nhau trong thời gian dài

D. Được dẫn dắt bởi huấn luyện viên giỏi

Câu 12. Văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? cùng thể loại với văn bản nào?

A. Lượm

B. Bức tranh của em gái tôi

C. Chích bông ơi!

D. Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) rút ra bài học cho bản thân?

Câu 2. Viết bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với người bạn thân.


Đề 8

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ được hiểu là:

A. Kể về diễn biến của sự việc mà mình đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc

B. Kể về diễn biến của sự việc mà người thân đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc

C. Kể về diễn biến của sự việc mà người khác trải qua đã trải qua và kể lại cho em nhiều ấn tượng cảm xúc

D. Tất cả đáp án trên

Câu 2. Tại sao chúng ta cần phải trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống?

A. Để mối quan hệ của mọi người trở nên tốt đẹp hơn

B. Để thống nhất một ý kiến của vấn đề

C. Để mọi người hiểu được quan điểm của em và nhìn nhận rõ hơn các khía cạnh của vấn đề

D. Vì chọn nhiều ý kiến sẽ tốt hơn chọn một ý kiến

Câu 3. Hình ảnh chim chích bông non trong văn bản Chích bông ơi gợi lên điều gì?

A. Sự vô cảm trong cuộc sống

B. Sự trưởng thành, có khả năng chống cự

C. Những thử thách trong cuộc sống

D. Sự non nớt, cần được yêu thương và bảo vệ

Câu 4. Trong văn bản Cô bé bán diêm, em bé quẹt que diêm thứ nhất, em bé tưởng chừng ngồi trước một lò sưởi. Ý nào nói đúng về mộng tưởng đó?

A. Em mơ về một mái ấm gia đình

B. Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình

C. Em nhớ tới ngọn lửa mà bà nhen nhóm năm xưa

D. Đang trải qua lạnh giá rét mướt, em mơ được sưởi ấm

Câu 5. Trong văn bản Gấu con chân vòng kiềng, khi chưa bị trêu chọc, gấu con có tâm trạng như thế nào?

A. Vui vẻ, yêu đời

B. Lo âu, sợ hãi

C. Nóng giận, bực tức

D. Đau khổ, thất vọng

Câu 6. Yêu cầu nào không phù hợp với biên bản?

A. Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể

B. Ghi chép sự việc trung thực, đầy đủ, khách quan

C. Lời văn ngắn gọn, chính xác

D. Có thể sử dụng các biện pháp tu từ

Câu 7. Tình huống nào dưới đây cần viết biên bản?

A. Đơn xin nghỉ ốm

B. Đơn tường trình khi một nhóm học sinh tự ý đi tham quan khi chưa được phép của thầy cô và cha mẹ

C. Ghi lại diễn biến và kết quả Đại học Đoàn trường

D. Lớp em đề xuất đi tham quan bảo tàng dân tộc học

Câu 8. Tại sao nên có vật nuôi trong nhà cùng thể loại với văn bản nào dưới đây?

A. Khan hiếm nước ngọt

B. Lượm

C. Gấu con chân vòng kiềng

D. Cô bé bán diêm

Câu 9. Đâu không phải lợi ích của việc nuôi thú cưng được nêu trong văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?

A. Phát triển ý thức

B. Bồi dưỡng sự tự tin

C. Cải thiện kĩ năng đọc

D. Tăng chỉ số IQ

Câu 10. Văn bản Cô bé bán diêm để lại thông điệp gì?

A. Bài học về đức tinh trung thực

B. Bài học về lòng tự trọng

C. Bài học về tình yêu thương

D. Bài học về tinh thần đoàn kết

Câu 11. Nội dung mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu văn sau là gì?

Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi ấm!”, nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”.

(Cô bé bán diêm)

A. Mọi người không biết vì sao cô bé bán diêm lại chết

B. Mọi người không hiểu điều kì diệu mà cô bé bán diêm khao khát

C. Sự xót xa của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm

D. Sự thông cảm của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm

Câu 12. Trong các đề tài sau, đề tài nào phù hợp với bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?

A. Miêu tả ngôi nhà của em

B. Tả khu vườn buổi sớm

C. Tả đêm hội trăng rằm

D. Cảm nghĩ về người thầy

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1.

a. Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài, nhân vật Dế Mèn nhận được bài học gì? Bài học đó, Dế Mèn nhận được từ ai?

b, Từ bài học của nhân vật Dế Mèn, em rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 2. Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với bạn bè hoặc thầy cô giáo.


Đề 9

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1. Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? là văn bản thuộc thể loại nào?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Văn bản nghị luận

D. Văn bản thông tin

Câu 2. Câu văn sau có mấy cụm danh từ?

Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng.

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 3. Văn bản Cô bé bán diêm phê phán đối tượng nào trong xã hội?

A. Những người vô cảm

B. Những kẻ vô ơn

C. Những người giàu có

D. Những người bất lịch sự

Câu 4. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên?

A. Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn

B. Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc

C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình

D. Ngôn ngữ bác học điêu luyện

Câu 5. Đâu không phải phát minh được nói đến trong văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”?

A. Đất nặn

B. Xà phòng

C. Kem que

D. Giấy nhớ

Câu 6. Theo văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà, tại sao khi nuôi thú cưng, trẻ sẽ phát triển ý thức?

A. Vì trẻ không được người lớn chăm sóc nữa

B. Vì vật nuôi luôn cần sự quan tâm, chăm sóc từ trẻ

C. Vì vật nuôi tăng động và luôn cần người chơi cùng

D. Đáp án khác

Câu 7. Ai là tác giả văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?

A. Kim Hạnh Bảo

B. Trần Nghị Du

C. Hà My

D. Kim Hạnh Bảo và Trần Nghị Du

Câu 8. Khi kể về trải nghiệm bản thân sẽ sử dụng ngôi kể nào để kể?

A. Ngôi thứ nhất ngôi thứ ba xen kẽ

B. Ngôi thứ ba

C. Ngôi thứ nhất

D. Ngôi thứ tư

Câu 9. Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm?

A. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có tính bi kịch

B. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có hậu

C. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có hậu

D. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích thần kì

Câu 10. Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật, tác giả đã nhắc dến ý nào khi nêu lên luận điểm “Động vật gắn liền với tuổi thơ”?

A. Mẻ tôm, cá chế biến những món thanh đạm

B. Nhiều người từng dành hàng giờ ngồi nhìn lũ kiến “hành quân”

C. Con trâu kéo cày cho người nông dân

D. Đàn lợn con kêu éc éc trong chuồng

Câu 11. Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, đâu là nhận định đúng nhất về Dế Mèn?

A. Tự tin, dũng cảm

B. Khệnh khạng, xem thường mọi người

C. Hung hăng, xốc nổi

D. Tự phụ, kiêu căng

Câu 12. Câu thành ngữ nào phù hợp khi nói về lối sống của mụ vợ trong văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng?

A. Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng

B. Ăn cháo đá bát

C. Bụt chùa nhà không thiêng

D. Cái nết đánh chết cái đẹp

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:

a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.

b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.

c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.

d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.

Câu 2. Hiện nay có nhiều bạn học sinh vì quá đam mê các trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên.


Đề 10

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả là gì?

A. Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của bài thơ

B. Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả

C. Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ

D. Chép chính xác, đầy đủ đoạn thơ được nêu cảm nghĩ

Câu 2. Truyện Bức tranh của em gái tôi được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Sử dụng linh hoạt nhiều ngôi kể

Câu 3. Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Tố Hữu?

A. Thơ ông là những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực

B. Thơ ông hào sảng tràn ngập khí thế của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết

C. Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào

D. Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng

Câu 4. Hoán dụ là gì?

A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác

B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác

C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

D. Tất cả đáp án trên

Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau?

Nương lúa nếp nhà Dế Vần đã bắt đầu mướt như lụa dập dềnh trong gió.

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. Liệt kê

D. So sánh

Câu 6. Nhận định nào không đúng về truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Truyện viết cho thiếu nhi

B. Truyện viết về loài vật

C. Truyện mượn tình huống để đưa ra bài học ứng xử

D. Truyện đề cao tình cảm gia đình

Câu 7. Bài thơ Lượm sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả

B. Tự sự, biểu cảm

C. Biểu cảm

D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả

Câu 8. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác

B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác

C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân

D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác

Câu 9. Trong câu, trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 10. Đâu là nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Chích bông ơi?

A. Ước lệ tượng trưng

B. Sử dụng tài hoa các điển cố, điển tích

C. Truyện lồng trong truyện

D. Ngôi kể thứ nhất dễ dang bộc lộ cảm xúc chân thực của nhân vật

Câu 11. Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản?

A. 4 kiểu

B. 5 kiểu

C. 6 kiểu

D. 7 kiểu

Câu 12. Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì:

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

A. Chỉ người lao động

B. Chỉ công việc lao động

C. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động

D. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Đọc đoạn văn sau:

“Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.”

(Mèo con đi học – Phan Thị Vàng Anh)

1. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào? Và nhân hóa như thế nào?

2. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?

Câu 2. Em hãy kể lại trải nghiệm về một buổi lao động đáng nhớ.