Đấu tranh của các dân tộc ít người

Ở nửa đầu thế kỉ XIX, các dân tộc ít người ở phía bắc cũng như phía nam nhiều lần nổi dậy chống chính quyền.


3. Đấu tranh của các dân tộc ít người

a) Nguyên nhân

- Tác động của phong trào nông dân trên khắp cả nước.

- Các dân tộc ít người nói riêng và nhân dân ta thời Nguyễn nói chung đều có mâu thuẫn, bất mãn với triều đình.

b) Các phong trào đấu tranh tiêu biểu

- Nửa đầu thế kỷ XIX các dân tộc ít người nhiều lần nổi dậy chống chính quyền.

- Giữa thế kỷ XIX các cuộc khởi nghĩa tạm lắng khi Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.

NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN CUỐI THẾ KỈ XIX

* Đặc điểm:

- Phong trào đấu tranh của nhân dân chống chính quyền và giai cấp thống trị ở nửa đầu thế kỉ XIX đã diễn ra suốt từ đầu thời Nguyễn cho đến những năm 50 chứ không mang tính giai đoạn như ở các thế kỉ trước.

- Phong trào đã lôi cuốn toàn bộ những người bị trị, từ nông dân, thợ thủ công, nho sĩ, quan lại cấp dưới,... miền xuôi đến binh lính, các dân tộc ít người, tất nhiên ở những mức độ khác nhau ở vùng này hay vùng khác.

Nguyên nhân thất bại:

Khách quan: triều đình được trang bị nhiều vũ khí, quân đội được tập luyện.

Chủ quan: các cuộc khởi nghĩa còn mang tính tự phát, địa phương, riêng rẽ, chưa có sự đoàn kết, trang bị vũ khí thô sơ, chưa có đường lối đúng đắn.

* Ý nghĩa:

- Thể hiện tinh thần anh dũng đấu tranh, đoàn kết dân tộc.

- Để lại bài học kinh nghiệm cho các cuộc khởi nghĩa sau này.

Bài giải tiếp theo
Em nghĩ thế nào về cuộc sống của nhân dân ta dưới thời Nguyễn? So sánh với thế kỉ XVIII
So với các triều đại trước, cuộc đấu tranh của nông dân thời Nguyễn có điểm gì khác ?
So sánh tình hình xã hội nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX với thế kỉ XVIII
Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân đầu thời Nguyễn ?
Trình bày đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến ở nửa đầu thế kỉ XIX. So sánh với các triều đại trước và phân tích ý nghĩa của nó.

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa