Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Thể loại ca dao với chùm Ca dao than thân, yêu thương tĩnh nghĩa bao gồm khái niệm, đặc trưng ca dao và tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm giúp các em học tốt môn văn 10


I. Ca dao

Tìm hiểu chung về thể loại ca dao

1. Khái niệm

Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.

2. Đặc điểm

a. Đặc điểm nội dung

- Diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… Trong đó có các chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam và những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.

b. Đặc điểm nghệ thuật

- Lời thơ thường ngắn gọn.

- Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.

- Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

- Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian.


II. Tác phẩm

1. Bài 1+2

* Nét chung:

- Mở đầu: “thân em” -> mô típ quen thuộc trong ca dao, là lời than của người phụ nữa trong xã hội phong kiến, chịu nhiều bất hạnh, đau khổ, xót xa.

- Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ

- Câu ca dao giàu hình ảnh

* Nét riêng:

- Bài 1:

+ Như lụa đào ( đẹp, cao quý ) >< Biết vào tay ai ( lênh đênh, không làm chủ được số phận)

=> Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình nhưng số phận của họ thật chông chênh không có gì đảm bảo, vẻ đẹp của họ ( trong xã hội phong kiến xưa) cũng chỉ là một món hàng mua bán ở chợ.

- Bài 2:

+ NT so sánh “như củ ấu gai”: bề ngoài đen đúa, xấu xí nhưng bên trong trong trắng -> người phụ nữ ý thức về nhân cách của mình

=> Khẳng định giá trị thực của người con gái, sự tự ý thức của người con gái về phẩm hạnh của mình.

=> Hai bài ca dao trên đã thể hiện sự ngậm ngùi, chua xót cho thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ đồng thời là tiếng nói khẳng định giá trị và phẩm chất của họ.

2. Bài 3

- Hai câu đầu :

Trèo lên cây khế nửa ngày

Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!

+ Từ ngữ và hình ảnh: cây khế, nửa ngày, chua xót, khế ơi => hình ảnh này thể hiện cách chơi chữ tài hoa của tác giả dân gian khế chua hay lòng người cũng chua xót

+ Thời gian “nửa ngày”: gợi về một mối tình dang dở

+ Đại từ phiếm chỉ “ai” nhưng ở đây lại bao hàm ý nghĩa xác định: “Ai” chính là xã hội phong kiến đã ngăn cách, làm tan nát biết bao mối tình của những đôi lứa yêu nhau.

+ Nhân vật trữ tình hỏi nhưng cũng là để bộc lộ lòng mình, tâm trạng thất tình, tình duyên lỡ dở => cách hỏi ấy làm cho lời than thêm da diết, thấm thía.

- Hai câu giữa:

Mặt trăng sánh với mặt trời

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng

+ Nghệ thuật so sánh: mặt trăng – mặt trời; sao Hôm – sao Mai

+ Tính từ: chằng chằng ( khăng khít không tách rời )

=> Tác dụng: khẳng định tình nghĩa con người bền vững, thủy chung như thiên nhiên vũ trụ vĩnh hằng.

- Hai câu kết:

Mình ơi! Có nhớ ta chăng?

Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.

+ Nghệ thuật: câu hỏi tu từ như là lời khẳng định tình yêu của chính mình

+ So sánh: ta – sao Vượt

+ Cách xưng hô: mình – ta

=> Nhân vật trữ tình hỏi nhưng để bộc lộ nỗi lòng mình, nỗi lòng đó được gửi vào hình ảnh so sánh “như sao Vượt...” thể hiện sự chờ đợi mòn mỏi trong cô đơn và vô vọng. Duyên kiếp không thành nhưng tình nghĩa thì còn mãi, không đổi thay. Mượn hình ảnh thiên nhiên để thể hiện vẻ đẹp của tình người.

3. Bài 4

* Mười câu đầu:

- Hình ảnh: khăn – đèn – mắt là các hình ảnh biểu tượng cho nỗi niềm thương nhớ của người con gái đang yêu.

- Hình ảnh chiếc khăn: xuất hiện nhiều nhất trong bài ca dao ( 6 dòng thơ ) kết hợp với điệp từ ( khăn ), điệp cấu trúc câu ( khăn thương nhớ ai ) => diễn tả nỗi nhớ da diết, triền miên của cô gái, mỗi lần hỏi là mỗi lần nỗi nhớ trào dâng, nỗi nhớ kéo dài theo thời gian và trải rộng theo không gian ( rơi xuống đất, vắt lên vai, chùi nước mắt)

+ Hình ảnh chiếc khăn: là vật trao duyên, vật kỉ niệm, gợi nhớ người yêu, là vật quấn quýt của người con gái, chia sẻ với họ trong nỗi niềm thương nhớ.

- Hình ảnh ngọn đèn

Ngọn đèn : thước đo thời gian/ nỗi nhớ chuyển từ không gian sang thời gian, từ ngày sang đêm nên càng thêm sâu sắc, da diết.

+ “Đèn không tắt” : sự trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ thương ” là ẩn dụ chỉ ngọn lửa tình yêu bừng cháy, mãnh liệt, nỗi nhớ đằng đẵng với thời gian.

- Hình ảnh đôi mắt

Đôi mắt:  cửa sổ tâm hồn

“Mắt ngủ không yên”” Sự trằn trọc, thao thức ” nỗi nhớ xâm nhập cả tiềm thức và vô thức của cô gái.

=> Hình ảnh đôi mắt diễn tả chiều sâu của nỗi nhớ.

+ Hỏi khăn/ đèn/ mắt chính là hỏi lòng mình => Khăn, đèn, mắt biểu tượng cho nỗi niềm thương nhớ của người con gái đang yêu.

* Hai câu cuối

- Thể thơ: lục bát (khác 10 câu trên) => âm điệu da diết, khắc khoải, lắng sâu.

- Tâm trạng: lo lắng, phiền muộn không yên một bề , bởi vì:

+ Những hủ tục của xã hội phong kiến

+Sợ tình cảm chàng trai không bền chặt

=> Nỗi lo của cô gái trước ngưỡng cửa hôn nhân. Trong tình yêu ấy chứa đựng sự lo lắng, bất an, đó là những dự cảm về bất trắc.

=> Như vậy, bài ca dao thể hiện nỗi nhớ thương bồn chồn, da diết xen lẫn những lo âu của một trái tim chân thành, cháy bỏng yêu thương.

3. Bài 5

- Ước muốn mãnh liệt về tình yêu

- Tâm trạng của chủ thể nhân vật trữ tình:

+ Mong ước thu hẹp khoảng cách để hai bờ sông được gần nhau.

+ Nghệ thuật ẩn dụ “cầu dải yếm” một hình ảnh phi lí nhưng đẹp đẽ, thi vị, ngộ nghĩnh diễn tả ước muốn mạnh mẽ, táo bạo của cô gái. Cầu dải yếm chính là nhịp cầu tình cảm, cô gái mong ước được kết đôi.

4. Bài 6

* Nhân vật trữ tình bày tỏ nghĩa tình chung thuỷ không phai của con người. Thông qua hình ảnh mang tình tượng trưng: gừng và muối

- Câu 1, 2:

+ Hình ảnh: Muối  gừng: gia vị, vị thuốc: hương vị trong cuộc sống.

+ Thử thách thời gian không làm nhạt phai hương vị: Muối- 3 năm- còn mặn/ Gừng- 9 tháng- còn cay.

+ Hình ảnh biểu tượng: muối mặn - gừng cay biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người – hương vị tình người đồng thời sự gắn bó tự nhiên của chúng còn biểu trưng cho tình nghĩa thủy chung của con người.

- Câu 3,4:

+ Tình nghĩa con người: “nghĩa nặng tình dày”

Ba vạn sáu ngàn ngày – mới xa ” thời gian phiếm chỉ: Cả đời người => khẳng định lại một lần nữa sự chung thủy sắt son của đôi vợ chồng dù có gặp khó khăn vất vả

=>Như vậy, bài ca dao trên thể hiện sự gắn bó thuỷ chung, son sắt, bền vững của tình cảm vợ chồng.

5. Giá trị nội dung

- Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa thể hiện nỗi niềm chua xót đắng cay và thình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ.

6. Giá trị nghệ thuật

-Thể thơ lục bát, hoặc lục bát biến thể, mô típ dân gian….

-Các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, hoán dụ, tượng trưng… 

Bài giải tiếp theo
Ca dao hài hước
Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du
Vận nước - Pháp Thuận
Uy-lít-xơ trở về - Hô-me-rơ
Lời tiễn dặn
Thể loại Sử thi
Thể loại Truyền thuyết
Thể loại Truyện cổ tích
Thể loại Truyện cười
Thể loại Truyện thơ

Video liên quan