Bài 3.1, 3.2, 3.4 phần bài tập SBT - Trang 13 vở bài tập vật lí 6

Giải bài 3.1, 3.2, 3.4 phần bài tập trong SBT – Trang 13 VBT Vật lí 6. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ...


Đề bài

1. Bài tập trong SBT


3.1

Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l:

A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml

B. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.

C. Bình 100ml có vạch chia tới 1 ml.

D. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml.

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về dụng cụ đo thể tích và đơn vị đo thể tích.

Lời giải chi tiết:

Để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l thì ta dùng bình 500ml có vạch chia tới 2ml là bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ trên.

Chọn B


3.2

Bình chia độ ở hình 3.1 có GHĐ và ĐCNN là:

A. 100cm3 và 10cm3.

B. 100cm3 và 5cm3.

C. 100cm3 và 2cm3.

D. 100cm3 và 1cm3

Hãy chọn câu trả lời đúng.

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về GHĐ và ĐCNN.

Lời giải chi tiết:

Độ chia lớn nhất ghi trên bình chia độ là 100cmnên GHĐ của bình chia độ là 100cm

Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình chia độ là 10 : 5 = 2cm3  nên ĐCNN của bình chia độ là 2cm3

=> Đáp án C.


3.4

Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:

A. \(V_1= 20,2cm^3\).         B. \(V_2 = 20,50cm^3\).

C. \(V_3 = 20,5cm^3\).        D. \(V_4 = 20cm^3\).

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về cách đọc và ghi kết quả đo.

Lời giải chi tiết:

Bình chia độ có ĐCNN 0,5cmthì cách ghi kết quả đúng là \(V_3 = 20,5cm^3\).

Vì ghi như A và B và D thì bình phải có ĐCNN nhỏ hoặc lớn hơn 0,5cm3.

=> Chọn C.

Bài giải tiếp theo
Bài 3a, 3b, 3c phần bài tập tương tự - Trang 14 vở bài tập vật lí 6