Bài 18: Luyện tập trang 88, 89 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Tìm từ chỉ đặc điểm phẩm chất trong đoạn thơ dưới đây. Ghép mỗi câu sau với kiểu câu thích hợp. Nêu dấu hiệu nhận biết câu khiến. Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé để đặt câu khiến trong các tình huống dưới đây. Quan sát một đồ vật trong tranh, ghi lại những điều đã quan sát được về đặc điểm của đồ vật. Quan sát một đồ vật có trong nhà hoặc trong lớp. Viết 3 – 4 câu tả đồ vật đó. Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về người thân.


Câu 1

Tìm từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ dưới đây:

Có một giờ Văn như thế

Lớp em im phắc lặng nghe

Bài “Mẹ vắng nhà ngày bão”

Cô giảng miệt mài say mê.

Ai cũng nghĩ đến mẹ mình

Dịu dàng, đảm đang, tần tảo

Ai cũng thương thương bố mình

Vụng về chăm con ngày bão.

(Nguyễn Thị Mai)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn thơ và tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm, phẩm chất.

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ chỉ đặc điểm, phẩm chất trong đoạn thơ là: im phắc, miệt mài, say mê, dịu dàng, đảm đang, tần tảo, vụng về


Câu 2

Ghép mỗi câu sau với kiểu câu thích hợp.

- Chị xóa dòng “Nấu ăn không ngon” đi chị!

- A, bố rất đẹp trai nữa ạ!

- Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ 3 câu và ghép với kiểu câu tương ứng

- Câu kể: kết thúc bởi dấu chấm

- Câu khiến: câu đưa ra yêu cầu

- Câu cảm: câu bày tỏ cảm xúc

Lời giải chi tiết:

Câu kể: Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp.

Câu cảm: A, bố rất đẹp trai nữa ạ!

Câu khiến: Chị xóa dòng “Nấu ăn không ngon” đi chị!


Câu 3

Nêu dấu hiệu nhận biết câu khiến.

Phương pháp giải:

Em dựa vào câu khiến đã xác định được ở bài tập trước để nêu dấu hiệu.

Lời giải chi tiết:

Câu khiến có dấu hiệu nhận biết là:

- Kết thúc bằng dấu chấm than.

- Dùng để đưa ra yêu cầu đối với người khác.


Câu 4

Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé để đặt câu khiến trong các tình huống dưới đây:

a. Muốn các em nhỏ trật tự để xem phim

b. Muốn bố mẹ cho về thăm quê

c. Muốn bố mua cho cuốn truyện mình thích

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các tình huống và đặt câu với từ phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Muốn các em nhỏ trật tự để xem phim

- Các em không nói chuyện riêng nhé!

- Các em đừng nói chuyện riêng nữa!

- Các em trật tự để xem phim nào!

b. Muốn bố mẹ cho về thăm quê

- Bố mẹ cho con về quê thăm ông bà nhé ạ!

- Bố mẹ cho con về thăm quê đi mà!

c. Muốn bố mua cho cuốn truyện mình thích

- Bố mua cho con cuốn truyện tranh này nhé ạ!


Câu 5

Quan sát một đồ vật trong tranh, ghi lại những điều đã quan sát được về đặc điểm của đồ vật.


Phương pháp giải:

Em lựa chọn một trong số các đồ vật trong tranh để quan sát và ghi lại những gì mình quan sát được theo gợi ý.

Lời giải chi tiết:

Tên đồ vật

Đặc điểm

về màu sắc

Đặc điểm hình dạng, kích thước

Đặc điểm về hoạt động, công dụng

Xe đạp

Xanh da trời

Cao ngang người, gồm tay lái, yên xe, bàn đạp, giỏ xe, bánh xe

Giúp em di chuyển nhanh chóng hơn

Đồng hồ

Xanh lá cây, vàng, đỏ

Hình tròn, phía trên có 2 chiếc chuông, có 2 chiếc chân nhỏ, có 3 chiếc kim

Chỉ giờ, báo thức

Cặp sách

Xanh da trời, đỏ

Hình chữ nhật, có 2 quai để đeo

Đựng sách vở và các đồ dùng học tập khác

Lật đật

Đỏ, cam

Gồm các hình tròn to nhỏ gắn với nhau

Đồ chơi

Đèn học

Đỏ, trắng

Gồm đầu và thân đèn, thân đèn hình chú chuột ngộ nghĩnh

Chiếu sáng mỗi khi học bài


Câu 6

Quan sát một đồ vật có trong nhà hoặc trong lớp. Viết 3 – 4 câu tả đồ vật đó.

G:

- Viết câu tả màu sắc

M: Chiếc cặp sách màu xanh da trời trông thật mát mắt.

- Viết câu tả hình dáng, kích thước

M: Quai cặp to bản, hơi cong cong để khi xách không bị đau tay.

- Viết câu tả hoạt động, công dụng

M: Mỗi khi đóng, mở nắp cặp, tiếng “tách tách” của ổ khóa nghe thật vui tai.

Phương pháp giải:

Em lựa chọn 1 đồ vật và viết câu tả theo gợi ý.

Lời giải chi tiết:

Chiếc ti vi

- Chiếc ti vi nhà em có màu đen bóng loáng.

- Màn hình ti vi to và rộng.

- Khi mở ti vi lên, hình ảnh vô cùng sắc nét.

Bảng

- Chiếc bảng màu xanh rêu.

- Bảng có hình chữ nhật, được treo gần kín bức tường phía trước lớp.

- Sau mỗi giờ học, bảng lúc nào cũng kín những dòng chữ của cô giáo.


Vận dụng

Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về người thân.

Ví dụ:

Bà em

Bà là kho cổ tích

Kể mãi mà không vơi

Chuyện thần tiên trên trời

Chuyện cỏ hoa dưới đất.

Có chuyện chú mèo nhác

Chẳng rửa mặt bao giờ

Chuyện chú gà làm thơ

Cứ gật gù “thích thích”.

Con ong chăm làm mật

Con kiến khéo tha mồi

Đàn bướm mải rong chơi

Ve sầu tài tấu nhạc.

Bay vào miền cổ tích

Em níu chặt tay bà

Bầu trời rộng bao la

Bà cho em đôi cánh.

(Ninh Đức Hậu)

Phương pháp giải:

Em tìm đọc ở sách báo, trên mạng hoặc người thân trong gia đình.

Lời giải chi tiết:

Em tham khảo một số bài đọc sau:

Lấy tăm cho bà

Cứ giờ dạy cháu về nhà
Ăn xong nhớ lấy cho bà cái tăm
Nhưng bà đó rụng hết răng
Cháu không lấy được cái tăm cho bà
Cháu đi rót nước bưng ra
Chè thơm hương tỏa khắp nhà vui vui.

Yêu mẹ

Mẹ đi làm
Từ sáng sớm
Dậy thổi cơm
Kho thịt cá

Em kề má
Được mẹ thơm
Ôi mẹ ơi!
Yêu mẹ lắm.

Thương ông

Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân quá khó
Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần
Âu yếm nhanh nhảu
“Ông vịn vai cháu
Cháu đỡ ông lên!”
Ông bước lên thềm
Trong lòng sung sướng
Quẳng gậy cúi xuống
Quên cả đớn đau
Ôm cháu xoa đầu
“Hoan hô thằng bé
Bé thế mà khỏe
Vì nó thương ông”

Bài giải tiếp theo