Chế độ của giáo viên kiêm bí thư đoàn trường
Chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên như thế nào? Quy định về chế độ của bí thư chi đoàn tại trường tiểu học ra sao? Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết dưới đây.
1. Quy định về giáo viên kiêm bí thư đoàn trường?
Bí thư Đoàn cơ sở là người đứng đầu, người chỉ huy của một tập thể các thành viên Đoàn thanh niên, do Đại hội Đoàn cơ sở bầu trực tiếp tại đại hội hoặc do Ban Chấp hành Đoàn cơ sở bầu ra. Bí thư Đoàn cơ sở có vai trò rất quan trọng trong Đoàn cơ sở, là một tổng chỉ huy, là người điều hành công việc của Ban Chấp hành để thực hiện nghị quyết của đại hội, tiến hành triển khai tổ chức các hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của đơn vị.
Bí thư Đoàn cơ sở là người có vai trò quyết định hiệu quả hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, là người quản lý toàn bộ các công việc đối nội và hoạt động phối hợp, liên kết với các phòng, ban chuyên môn, các tổ chức đoàn thể khác trong công tác thanh thiếu nhi.
2. Chế độ chính sách đối với bí thư Đoàn là giáo viên
2. 1. Thời gian làm công tác Đoàn
Đối với cấp trường có từ 5.000 đến dưới 10.000 sinh viên, học sinh:
- Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 60% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 60% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;
- Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được dành 50% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;
- Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 40% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được dành 40% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội.
Đối với cấp trường có dưới 5.000 sinh viên, học sinh:
- Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 50% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;
- Phó Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 40% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Phó Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được dành 40% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;
- Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 30% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được dành 30% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội.
Đối với Liên chi đoàn thuộc Đoàn cấp trường có từ 1.000 sinh viên, học sinh trở lên:
Bí thư Liên chi đoàn là giảng viên, giáo viên được dành 40% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Bí thư Liên chi đoàn không phải là giảng viên, giáo viên được dành 40% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội.
Đối với các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên:
- Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên, cố vấn Đoàn các trường từ 28 lớp trở lên được dành 85% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội;
- Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên, cố vấn Đoàn các trường dưới 28 lớp được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội;
- Phó Bí thư Đoàn các trường từ 28 lớp trở lên được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội;
- Phó Bí thư Đoàn các trường dưới 28 lớp được dành 35% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội.
Các quy định về số lượng sinh viên ở điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ trên đây chỉ tính đối với sinh viên hệ chính quy. Trường hợp vượt định mức thời gian theo quy định, cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên được hưởng chế độ vượt giờ; cán bộ Đoàn, Hội không phải là giảng viên, giáo viên được hưởng chế độ làm thêm giờ.
3. Chế độ phụ cấp cho giáo viên là bí thư Đoàn
Đối với các đại học:
- Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn được hưởng phụ cấp như cấp Trưởng Ban thuộc đại học: Hệ số phụ cấp là 0,5
- Phó Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Ban cán sự Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên được hưởng phụ cấp như cấp Phó Trưởng Ban thuộc đại học: Hệ số phụ cấp là 0,4
- Phó Chủ tịch Hội Sinh viên được hưởng phụ cấp như cấp Phó Trưởng phòng: Hệ số phụ cấp là 0,4
Đối với các trường thành viên, khoa trực thuộc các đại học; các học viện, các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, dự bị đại học:
- Bí thư Đoàn, Trợ lý Thanh niên cấp trường được hưởng phụ cấp như Trưởng phòng: Hệ số phụ cấp là 0,45
- Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được hưởng phụ cấp như Phó Trưởng phòng: Hệ số phụ cấp là 0,35
- Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường, Bí thư Liên chi đoàn (đối với Liên chi đoàn có từ 1.000 sinh viên, học sinh trở lên) được hưởng phụ cấp như Phó Trưởng Bộ môn thuộc khoa: Hệ số phụ cấp là 0,2
Đối với các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên:
- Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Đoàn, Trợ lý Thanh niên và Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên được hưởng phụ cấp như Tổ trưởng chuyên môn: Hệ số phụ cấp là 0,25
- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên được hưởng phụ cấp như Tổ phó chuyên môn: Hệ số phụ cấp là 0,15
* Trường hợp cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên hoặc không phải là giảng viên, giáo viên giữ chức vụ có phụ cấp tương đương hoặc cao hơn phụ cấp Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Phó Trưởng bộ môn, Tổ trưởng chuyên môn, Phó Tổ trưởng chuyên môn thì được hưởng mức phụ cấp cao nhất.
Theo quy định trên, giáo viên của các trường khi làm Bí thư Đoàn sẽ được hưởng phụ cấp như phụ cấp đối với Tổ trưởng chuyên môn, mức phụ cấp phụ thuộc vào loại trường, hạng trường như Trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông… Phụ cấp đối với cán bộ Đoàn, Hội được trả cùng kỳ lương hàng tháng.
3. Câu hỏi tư vấn về chế độ của bí thư chi đoàn tại trường Tiểu học
Hỏi:
1. Em là cán bộ Thư viện ở trường tiểu học tại Đồng Nai, em kiêm Bí thư Chi Đoàn cơ sở, vậy em có được giảm giờ làm hoặc phụ cấp gì không?
2. Bí thư Chi bộ cơ cấu em kiêm thêm Phó chủ tịch Công Đoàn và Thanh tra nhân dân nữa, liệu em kiêm nhiệm nhiều chức vụ như vậy có đúng ko? Nếu có em được hường chế độ như thế nào? Em xin cảm ơn ạ.
Trả lời:
I. Cơ sở pháp lý:
- Luật Viên chức năm 2010
- Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề
- Quyết định 1439/QĐ-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định chế độ phụ cấp cán bộ Công đoàn
II. Nội dung tư vấn:
Thứ nhất: "Em là cán bộ Thư viện ở trường tiểu học tại Đồng Nai, em kiêm Bí thư Chi Đoàn cơ sở, vậy em có được giảm giờ làm hoặc phụ cấp gì không?"
Theo quyết định Số 13/2013/QĐ-TTg, quy định:
Điều 2. Chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên và những người khác kiêm nhiệm công tác Đoàn, Hội:
1. Chế độ về thời gian làm công tác Đoàn, Hội:
Do ở đây bạn không đề cập rõ quy mô trường của bạn, nên mình sẽ đưa ra các câu trả lời cho từng trường hợp cụ thể để bạn tiện áp dụng:
- Nếu trường bạn có từ 5.000 đến dưới 10.000 học sinh, Áp dụng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg: Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 60% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;
- Nếu trường bạn có dưới 5.000 học sinh, Áp dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg: Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 50% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;
Các quy định về số lượng sinh viên ở trên đây chỉ tính đối với sinh viên hệ chính quy. Trường hợp vượt định mức thời gian theo quy định, cán bộ Đoàn, Hội không phải là giảng viên, giáo viên được hưởng chế độ làm thêm giờ.
2. Chế độ về phụ cấp:
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 2 Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg: Trường hợp cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên hoặc không phải là giảng viên, giáo viên giữ chức vụ có phụ cấp tương đương hoặc cao hơn phụ cấp Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Phó Trưởng bộ môn, Tổ trưởng chuyên môn, Phó Tổ trưởng chuyên môn thì được hưởng mức phụ cấp cao nhất.
Căn cứ vào các quy định, hướng dẫn nêu trên và theo thư bạn viết, trường hợp của bạn được hưởng hệ số phụ cấp là 0,2 khi kiêm nhiệm Bí thư chi Đoàn cơ sở.
Phụ cấp đối với cán bộ Đoàn, Hội được trả cùng kỳ lương hàng tháng.
Thứ hai: "Bí thư Chi bộ cơ cấu em kiêm thêm Phó chủ tịch Công Đoàn và Thanh tra nhân dân nữa, liệu em kiêm nhiệm nhiều chức vụ như vậy có đúng không? Nếu có em được hường chế độ như thế nào?"
Ở đây Phó chủ tịch Công Đoàn và Thanh tra nhân dân không phải là viên chức quản lý.
Theo "điều 19 Luật Viên chức 2010: Những việc viên chức không được làm": không có quy định cấm việc bạn kiêm nhiệm nhiều chức vụ. Như vậy, nếu bạn thấy mình đủ khả năng hoàn thành tốt các công việc cùng một lúc thì bạn hoàn toàn cỏ thể đảm nhiệm nhiều công việc.
Chế độ mà bạn được hưởng:
* Đối với việc bạn kiêm nhiệm Phó chủ tịch Công Đoàn:
Theo quy định về chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn (Ban hành kèm theo Quyết định số 1439/QĐ-TLĐ ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN): trong khoản 2 Mục II: Phụ cấp kiêm nhiệm với cán bộ công đoàn cơ sở; mức phụ cấp bạn nhận được căn cứ vào số lượng lao động của đơn vị:
TT |
Số lao động |
Hệ số phụ cấp |
|
Chủ tịch |
Phó Chủ tịch |
||
1 |
Dưới 150 lao động |
0,2 |
0,15 |
2 |
Từ 150 đến dưới 500 lao động |
0,25 |
0,2 |
3 |
Từ 500 đến dưới 2000 lao động |
0,3 |
0,25 |
4 |
Từ 2000 đến dưới 4000 lao động |
0,4 |
0,3 |
5 |
Từ 4000 đến dưới 6000 lao động |
0,5 |
0,4 |
6 |
Từ 6000 đến dưới 8.000 lao động |
0,6 |
0,5 |
7 |
Trên 8000 lao động |
0,7 |
0,6 |
* Đối với việc bạn kiêm nhiệm Thanh tra nhân dân:
Nhưng chế độ phụ cấp đối với thanh tra viên nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thì chưa thấy có quy định cụ thể.
Thực tiễn cho thấy, thành viên Ban thanh tra nhân dân thường là Tổ trưởng công đoàn, Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Ủy viên Ủy ban kiểm tra Công đoàn cơ sở kiêm nhiệm công tác thanh tra nhân dân tại cơ quan, đơn vị nên họ được hưởng chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Cụ thể ở đây bạn sẽ được hưởng chế độ phụ cấp tương ứng với chức danh Phó chủ tịch Công Đoàn, mà tại đơn vị công đoàn cơ sở bạn quy định.
Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo, Chế độ quyền lợi của giáo viên, công chức, viên chức được TimDapAncập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.