Lương tối thiểu vùng 2022 có tăng không
- 1. Lương tối thiểu vùng là gì?
- 2. Lương tối thiểu vùng 2022 có tăng không?
- 3. Lương tối thiểu vùng 2022 dùng để làm gì?
- Mức lương thấp nhất chi trả cho NLĐ
- Mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu
- Mức lương để trả lương ngừng việc
- Làm cơ sở tính thiệt hại mà NLĐ phải bồi thường cho NSDLĐ
- Tiền lương tổi thiểu khi chuyển NLĐ làm công việc khác với HĐLĐ
- Số tiền làm căn cứ để tính thiệt hại do người lao động gây ra
- 4. Trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng có thể bị phạt đến 150 triệu đồng
Lương tối thiểu vùng 2022 có tăng không? TimDapAnmời các bạn cùng tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây để nắm được mức lương tối thiểu vùng năm 2022.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên khắp cả nước dẫ đến nhiều hệ lụy về nền kinh tế khó khăn như hiện nay, theo dự đoán của nhiều chuyên gia, lương tối thiểu vùng 2022 cũng sẽ giữ nguyên so với năm 2021. Trong năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của Covid-19 nên lương tối thiểu vùng 2021 đã không tăng và được thực hiện theo mức lương công bố tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Như vậy, nếu không tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 thì đây là năm thứ 3 liên tiếp tiền lương của người lao động được giữ nguyên. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để nắm được về lương tối thiểu vùng năm 2022 và những điều quan trọng cần biết.
- Tiêu chí điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo Luật mới
1. Lương tối thiểu vùng là gì?
Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp. (Theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019).
2. Lương tối thiểu vùng 2022 có tăng không?
Trong năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của Covid-19 nên lương tối thiểu vùng 2021 đã không tăng và được thực hiện theo mức lương công bố tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Và với tình hình dịch bệnh khó khăn như hiện nay thì dự kiến lương tối thiểu vùng 2022 cũng sẽ giữ nguyên so với năm 2021. Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng năm 2022 như sau:
Mức lương |
Địa bàn áp dụng |
4.420.000 đồng/tháng |
Vùng I |
3.920.000 đồng/tháng |
Vùng II |
3.430.000 đồng/tháng |
Vùng III |
3.070.000 đồng/tháng |
Vùng IV |
3. Lương tối thiểu vùng 2022 dùng để làm gì?
Mức lương thấp nhất chi trả cho NLĐ
Mức lương tối thiểu vùng 2022 là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
- Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.
Mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu
Theo Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu quy định như sau:
- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Mức lương để trả lương ngừng việc
Cụ thể, lương tối thiểu vùng là cơ sở để người sử dụng lao động trả lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019.
Làm cơ sở tính thiệt hại mà NLĐ phải bồi thường cho NSDLĐ
Khi người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của NSDLĐ thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của NSDLĐ (hiện hành chỉ quy định bồi thường theo quy định của pháp luật).
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 Bộ luật Lao động 2019. (Theo Khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động 2019).
Tiền lương tổi thiểu khi chuyển NLĐ làm công việc khác với HĐLĐ
Theo khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới.
Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Số tiền làm căn cứ để tính thiệt hại do người lao động gây ra
Theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động, người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc gây thiệt hại về tài sản cho doanh nghiệp với mức độ không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng thì phải bồi thường tối đa 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương.
4. Trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng có thể bị phạt đến 150 triệu đồng
Như đã chỉ ra ở trên, tiền lương ít nhất trả cho người lao động phải bằng với mức lương tối thiểu vùng. Nếu trả lương cho người lao động không đúng quy định, phía người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
Cụ thể, theo Khoản 3 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định:
“Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương ...3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây: a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.” |
Như vậy, tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm mà người sử dụng lao động là cá nhân có thể phải nộp phạt lên đến 75 triệu đồng. Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị xử phạt gấp đôi lên đến 150 triệu đồng.
Ngoài ra, phía doanh nghiệp còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.