Bí quyết làm giảm cơn thèm ăn hiệu quả
Bí quyết làm giảm cơn thèm ăn hiệu quả
Bí quyết làm giảm cơn thèm ăn hiệu quả sẽ giúp các bạn kiểm soát được cơn thèm ăn - điều khiến việc giảm cân khó thành công nhất khi chúng ta không thể cưỡng lại sự quyến rũ của các món ăn, nhất là trong dịp nghỉ lễ như lễ Tết, các kỳ nghỉ dưỡng, ... Được nghỉ ngơi đầy đủ cùng tinh thần càng thoải mái, ăn uống càng ngon miệng. Hãy tham khảo ngay các bí kíp dưới đây để chế ngự được cơn thèm ăn trong bạn nhé, phấn đấu vì một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống!!!
Bắt đầu thôi nào!!!
1. Theo Health Sina, ăn chậm nhai kỹ giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn tốt hơn. Khó ai có thể cưỡng nổi trước một món cao lương mỹ vị bày ra trước mắt, khi đó ta thường nghĩ ngay đến việc hưởng thụ chúng một cách nhanh chóng. Ăn chậm nhai kỹ không chỉ là lời khuyên dành cho những người muốn giảm béo mà cho tất cả mọi người.
Ăn chậm sẽ giúp bạn ăn ít hơn, hạn chế nguy cơ ăn phải các thực phẩm có hại, đồng thời giúp kéo dài cảm giác no bụng.
2. Đừng quên ăn sáng. Hãy nhớ lại khi bạn quên ăn sáng, cơ thể sẽ cảm thấy thế nào. Trong giờ học hoặc khi làm việc bạn sẽ tưởng tượng ra các món ăn nhiều dầu mỡ và giàu mùi vị như hambeger, khoai tây chiên, cánh gà chiên giòn... Vì thế, có thể nói rằng không ăn sáng là nguyên nhân chính gây ra cảm giác thèm ăn. Ngược lại ăn sáng đầy đủ, đúng giờ sẽ giúp làm giảm cơn thèm ăn.
3. Đừng quên bổ sung nước. Đói và khát là cảm giác liên quan đến ăn, và các giác quan thể hiện trên cơ thể là tương đồng nhau, vì thế nhiều người hay bị lẫn lộn các cảm giác này. Một số người nhầm giữa cảm giác đói và khát. Nước và các loại hoa quả nhiều nước có tác dụng làm giảm cảm giác đói, vì thế nên chú ý bổ sung thêm nước cho cơ thể.
4. Ăn thực phẩm chứa protein. Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong việc "tiệt trừ" cảm giác đói. Các loại gia cầm, cá là nguồn cung cấp protein chính trong thực phẩm. Người ăn chay có thể bổ sung protein từ các loại đậu, chế phẩm từ sữa hoặc hạnh nhân.
5. Dùng bữa đúng giờ. Bạn không nên lấy lý do công việc nhiều, áp lực lớn để xao nhãng việc ăn uống hàng ngày. Sáng thức dậy muộn không ăn sáng, khi phiền não không muốn ăn cơm... Cứ như vậy trong thời gian dài không những làm chất béo tích tụ trong cơ thể mà còn khiến bạn phải thường xuyên đối mặt với cảm giác đói, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
6. Ăn vặt giữa hai bữa cơm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, có thể ăn vặt thích hợp giữa hai bữa cơm để chống lại cảm giác đói. Nhưng chú ý không nên ăn thực phẩm giàu chất béo, tốt nhất nên chọn quả ít ngọt, các chế phẩm ít chất béo từ sữa.
7. Thêm các loại gia vị vào khẩu phần. Các thực phẩm cay sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, ức chế cảm giác đói. Vì thế khi chế biến thức ăn nên thêm gia vị thích hợp. Nhưng chú ý không nên thêm quá lượng cần thiết sẽ làm tổn hại dạ dày và làm thay đổi khẩu vị.
8. Ngủ đủ giấc. Ngủ không đủ giấc tạo nên cảm giác thèm ăn là một thực tế không phải ai cũng biết. Giấc ngủ có mối liên quan đến cảm giác thèm ăn. Khi thiếu ngủ, chất melatonin trong cơ thể sẽ kích thích cảm giác thèm ăn.
9. Tác động tâm lý. Khi tâm trạng phiền muộn, bạn thường có xu hướng ăn nhiều để giải tỏa. Nếu có suy nghĩ này thì bạn nên thay đổi. Trên thực tế, thói quen xấu này không những khiến bạn tăng cân mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Thừa cân tạo áp lực cho tim, dễ gây các bệnh về tim mạch, cao huyết áp. Vì thế, mỗi khi bạn muốn ăn để giải tỏa nỗi buồn thì nên soi gương xem mình đã thừa cân chưa rồi hãy quyết định.
10. Luyện tập thể thao. Nguyên tắc sức khỏe có 80% được quyết định bởi ăn uống, 20% quyết định bởi luyện tập thể thao. Đa số mọi người quan niệm rằng cơ thể cảm thấy đói sau khi luyện tập, nhưng thực tế không phải vậy. Vận động cản trở phát sinh cảm giác thèm ăn. Vì thế, việc đề ra kế hoạch luyện tập hàng ngày và nghiêm khắc tuân thủ theo lịch là phương pháp hữu hiệu giúp hạn chế những cơn đói đến "bất chợt".