Bảng lương giáo viên vùng khó khăn 2023
- 1. Bảng lương Giáo viên mầm non
- 2. Bảng lương Giáo viên Tiểu học
- 3. Bảng lương Giáo viên THCS
- 4. Bảng lương Giáo viên THPT
- 5. Các loại phụ cấp giảng viên, giáo viên được hưởng khi công tác ở vùng đặc biệt khó khăn
- 6. Cách tính lương giáo viên công tác tại vùng khó khăn
- 7. Thế nào là vùng đặc biệt khó khăn
Bảng lương của các giáo viên vùng khó khăn, theo quy định của Nghị định 76/2019/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn xếp mức lương giáo viên có liên quan.
Tìm Đáp Án xin chia sẻ chi tiết mức lương thực nhận của giáo viên đang công tác ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang đặc biệt khó khăn.
Từ ngày 20/3/2021, cách xếp lương giáo viên sẽ được thực hiện theo các thông tư mới, cụ thể như sau:
1. Bảng lương Giáo viên mầm non
STT |
Nhóm ngạch |
Bậc 1 |
Bậc 2 |
Bậc 3 |
Bậc 4 |
Bậc 5 |
Bậc 6 |
Bậc 7 |
Bậc 8 |
Bậc 9 |
Bậc 10 |
1 |
Giáo viên mầm non hạng III |
||||||||||
|
Hệ số |
2.1 |
2.41 |
2.72 |
3.03 |
3.34 |
3.65 |
3.96 |
4.27 |
4.58 |
4.89 |
|
Lương |
3.129 |
3.591 |
4.053 |
4.515 |
4.977 |
5.439 |
5.900 |
6.362 |
6.824 |
7.286 |
2 |
Giáo viên mầm non hạng II |
||||||||||
|
Hệ số |
2.34 |
2.67 |
3 |
3.33 |
3.66 |
3.99 |
4.32 |
4.65 |
4.98 |
|
|
Lương |
3.487 |
3.978 |
4.470 |
4.962 |
5.453 |
5.945 |
6.437 |
6.929 |
7.420 |
|
3 |
Giáo viên mầm non hạng I | ||||||||||
|
Hệ số |
4 |
4.34 |
4.68 |
5.02 |
5.36 |
5.7 |
6.04 |
6.38 |
|
|
|
Lương |
5.960 |
6.467 |
6.973 |
7.480 |
7.986 |
8.493 |
9.000 |
9.506 |
|
|
2. Bảng lương Giáo viên Tiểu học
STT |
Nhóm ngạch |
Bậc 1 |
Bậc 2 |
Bậc 3 |
Bậc 4 |
Bậc 5 |
Bậc 6 |
Bậc 7 |
Bậc 8 |
Bậc 9 |
1 |
Giáo viên tiểu học hạng III |
|||||||||
|
Hệ số |
2.34 |
2.67 |
3.00 |
3.33 |
3.66 |
3.99 |
4.32 |
4.65 |
4.98 |
|
Lương |
3.487 |
3.978 |
4.470 |
4.962 |
5.453 |
5.945 |
6.437 |
6.929 |
7.420 |
2 |
Giáo viên tiểu học hạng II |
|||||||||
|
Hệ số |
4.00 |
4.34 |
4.68 |
5.02 |
5.36 |
5.70 |
6.04 |
6.38 |
|
|
Lương |
5.960 |
6.467 |
6.973 |
7.480 |
7.986 |
8.493 |
9.000 |
9.506 |
|
3 |
Giáo viên tiểu học hạng I |
|||||||||
|
Hệ số |
4.40 |
4.74 |
5.08 |
5.42 |
5.76 |
6.10 |
6.44 |
6.78 |
|
|
Lương |
6.556 |
7.063 |
7.569 |
8.076 |
8.582 |
9.089 |
9.596 |
10.102 |
3. Bảng lương Giáo viên THCS
Hạng |
Bậc 1 |
Bậc 2 |
Bậc 3 |
Bậc 4 |
Bậc 5 |
Bậc 6 |
Bậc 7 |
Bậc 8 |
Bậc 9 |
Giáo viên hạng I |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
4.40 |
4.74 |
5.08 |
5.42 |
5.76 |
6.10 |
6.44 |
6.78 |
|
Lương |
6,556 |
7,063 |
7,569 |
8,076 |
8,582 |
9,089 |
9,596 |
10,102 |
|
Giáo viên hạng II |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
4.00 |
4.34 |
4.68 |
5.02 |
5.36 |
5.70 |
6.04 |
6.38 |
|
Lương |
5,960 |
6,467 |
6,973 |
7,480 |
7,986 |
8,493 |
9,000 |
9,506 |
|
Giáo viên hạng III |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
2.34 |
2.67 |
3.00 |
3.33 |
3.66 |
3.99 |
4.32 |
4.65 |
4.98 |
Lương |
3,487 |
3,987 |
4,470 |
4,962 |
5,453 |
5,945 |
6,437 |
6,929 |
7,420 |
4. Bảng lương Giáo viên THPT
1 |
Giáo viên THPT hạng I |
|||||||||
|
Hệ số |
4.40 |
4.74 |
5.08 |
5.42 |
5.76 |
6.10 |
6.44 |
6.78 |
|
|
Lương |
6.556 |
7.0626 |
7.5692 |
8.0758 |
8.5824 |
9.089 |
9.5956 |
10.1022 |
|
2 |
Giáo viên THPT hạng II |
|||||||||
|
Hệ số |
4.00 |
4.34 |
4.68 |
5.02 |
5.36 |
5.70 |
6.04 |
6.38 |
|
|
Lương |
5.960 |
6.467 |
6.973 |
7.480 |
7.986 |
8.493 |
9.000 |
9.506 |
|
3 |
Giáo viên THPT hạng III |
|||||||||
|
Hệ số |
2.34 |
2.67 |
3.00 |
3.33 |
3.66 |
3.99 |
4.32 |
4.65 |
4.98 |
|
Lương |
3.4866 |
3.9783 |
4.47 |
4.9617 |
5.4534 |
5.9451 |
6.4368 |
6.9285 |
7.4202 |
5. Các loại phụ cấp giảng viên, giáo viên được hưởng khi công tác ở vùng đặc biệt khó khăn
Theo quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP ban hành ngày 08/10/2019 thì giảng viên, giáo viên các cấp khi giảng dạy tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì ngoài mức lương được hưởng theo quy định tại bảng trên sẽ được hưởng thêm những loại phụ cấp sau đây nếu đủ điều kiện:
STT |
Loại phụ cấp |
Mức hưởng |
Ghi chú |
1 |
Phụ cấp thu hút |
70% (mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung) |
Thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK không quá 05 năm (60 tháng). |
2 |
Phụ cấp công tác lâu năm |
Mức hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo mức lương cơ sở và thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK, cụ thể: - Mức 0,5 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm; - Mức 0,7 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm; - Mức 1,0 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK từ đủ 15 năm trở lên. |
Có thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK từ đủ 05 năm trở lên. |
3 |
Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn |
Mức trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng ĐBKK. Trường hợp có gia đình cùng đến công tác ở vùng ĐBKK thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp: - Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số kilômét đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách); - Trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình. |
Chỉ thực hiện một lần trong tổng thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK. |
4 |
Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch |
Mức trợ cấp 01 tháng: a x (c – d) Mức trợ cấp 01 năm: a x (c – d) x b Trong đó: - a là định mức tiêu chuẩn 6m3/người/ tháng - b là số tháng thực tế thiếu nước ngọt và sạch trong 01 năm - c là chi phí mua và vận chuyển 01m3 nước ngọt và sạch đến nơi ở và nơi làm việc của người được hưởng - d là giá nước ngọt và sạch để tính chi phí nước ngọt và sạch trong tiền lương tính bằng giá kinh doanh 01m3 nước sạch. |
Áp dụng đối với đối với giáo viên, giảng viên công tác ở vùng ĐBKK thiếu nước ngọt và sạch theo mùa. Trong đó, vùng thiếu nước ngọt và sạch theo mùa là vùng do điều kiện tự nhiên không có nước ngọt và sạch hoặc có nhưng không đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt từ 01 tháng liên tục trở lên trong năm. |
5 |
Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu |
Mỗi năm công tác ở vùng đặc biệt khó khăn được trợ cấp bằng 1/2 mức lương tháng hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) tại thời điểm chuyển công tác ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng ĐBKK). |
Áp dụng đối với giáo viên, giảng viên đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK từ đủ 10 năm trở lên chuyển công tác ra khỏi vùng ĐBKK hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng ĐBKK) |
6 |
Thanh toán tiền tàu xe |
Ngoài tiền lương được hưởng theo quy định của pháp luật còn được thanh toán tiền tàu xe đi và về thăm gia đình theo quy định. |
Khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng trong trong thời gian làm việc ở vùng ĐBKK. |
7 |
Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ |
- Trường hợp được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm thì được hỗ trợ tiền mua tài liệu học tập và hỗ trợ 100% tiền học phí, chi phí đi lại từ nơi làm việc đến nơi học tập. - Trường hợp công tác tại vùng dân tộc ít người tự học tiếng dân tộc để phục vụ nhiệm vụ được giao thì được hỗ trợ tiền mua tài liệu và tiền bồi dưỡng cho việc tự học tiếng dân tộc ít người bằng số tiền hỗ trợ cho việc học tập ở các trường, lớp chính quy. |
Áp dụng trong trường hợp được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm hoặc trường hợp công tác tại vùng dân tộc ít người tự học tiếng dân tộc để phục vụ nhiệm vụ được giao. |
8 |
Phụ cấp ưu đãi theo nghề |
Phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 70% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) |
Áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK của công chức, viên chức và người lao động là nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp. |
9 |
Phụ cấp lưu động |
Mức hưởng phụ cấp = 0,2 so với mức lương cơ sở. |
Áp dụng đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mà phải thường xuyên đi đến các thôn. |
10 |
Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số |
Mức hưởng phụ cấp = 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). |
Áp dụng đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số. |
6. Cách tính lương giáo viên công tác tại vùng khó khăn
TimDapAnxin được nêu công thức tính để mọi người dựa vào công thức trên, hệ số lương của mình để tham khảo và tính toán:
Lương giáo viên vùng khó khăn được tính theo công thức
Lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Chế độ phụ cấp ưu đãi được hưởng + Chế độ phụ cấp đối với người đang công tác tại vùng khó khăn + Phụ cấp thâm niên - Mức đóng Bảo hiểm xã hội
Trong đó:
- Phụ cấp thâm niên:
Theo quy định tại Nghị quyết 27 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Luật Giáo dục 2019, giáo viên chỉ còn được hưởng lương, ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề còn phụ cấp khác và phụ cấp thâm niên đã bị bãi bỏ.
Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành đã tán thành lùi thời điểm cải cách tiền lương đến 01/7/2022 thay vì năm 2021 như Nghị quyết 27.
=> Giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Nghị định 54/2011/NĐ-CP:
Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
Mức tiền phụ cấp thâm niên |
= |
Hệ số lương theo ngạch, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng |
x |
Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ |
x |
Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng |
- Phụ cấp ưu đãi được hưởng:
Phụ cấp ưu đãi được hưởng được quy định tại Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, công thức:
Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
Ví dụ cách tính:
Lương = Hệ số lương x 1490000
Phụ cấp thâm niên công tác đủ 5 năm là 5% x hệ số lương x 1490000, sau đó cứ mỗi năm công tác tăng thêm 1%.
Phụ cấp ưu đãi = Hệ số lương x 1490000 x 70%
Phụ cấp thu hút = Hệ số lương x 1490000 x 70%
Đóng bảo hiểm xã hội = 10.5% x (Lương + phụ cấp thâm niên)
Thực nhận = Lương + phụ cấp thâm niên + phụ cấp ưu đãi + phụ cấp thu hút – đóng bảo hiểm xã hội
Lưu ý: bảng lương có tính chất tham khảo, giáo viên hưởng phụ cấp thu hút 70% tối đa 5 năm, còn phụ cấp ưu đãi 70% thì nhận đến khi nào địa phương thoát khỏi vùng khó khăn, tuy nhiên nếu công tác trên 5 năm thì giáo viên hưởng thêm tiền phụ cấp thâm niên lâu năm của vùng khó khăn...
7. Thế nào là vùng đặc biệt khó khăn
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định 50/2016/QĐ-TTg về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành về tiêu chí xác định Xã khu vực III là xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
Xã khu vực III là xã có ít nhất 2 trong 3 tiêu chí sau:
a) Số thôn đặc biệt khó khăn còn từ 35% trở lên (tiêu chí bắt buộc);
b) Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 65% trở lên (trong đó tỷ lệ hộ nghèo từ 35% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020;
c) Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 55% trở lên (các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 30% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 và có ít nhất 3 trong 6 điều kiện sau (đối với xã có số hộ dân tộc thiểu số từ 60% trở lên, cần có ít nhất 2 trong 6 điều kiện):
- Trục chính đường giao thông đến Ủy ban nhân dân xã hoặc đường liên xã chưa được nhựa hóa, bê tông hóa theo tiêu chí nông thôn mới;
- Trường mầm non, trường tiểu học hoặc trường trung học cơ sở chưa đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Chưa đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã theo quy định của Bộ Y tế;
- Chưa có Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Còn từ 20% số hộ trở lên chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh;
- Còn từ 40% số hộ trở lên chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.
Danh sách các xã đặc biệt khó khăn được nêu rõ trong phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 204/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.