Ôn tập và đánh giá cuối HK2


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ôn tập tiết 1-2

Câu 1: Đọc lại các bài đã học. 

Hướng dẫn trả lời:

Từng em bốc thăm và đọc một trong số các bài sau: 

- Mai An Tiêm 

- Thư gửi bố ngoài đảo 

- Bóp nát quả cam 

- Chiếc rễ đa tròn

- Đất nước chúng mình 

- Trên các miền đất nước 

- Chuyện quả bầu 

- Khám phá đáy biển ở Trường Sa

- Hồ Gươm 

- Cánh đồng quê em

Câu 2: Trao đổi về các bài đọc: Nêu tên bài đã đọc, chi tiết, nhân vật hoặc đoạn văn, đoạn thơ mình yêu thích nhất.

Hướng dẫn trả lời:

Các bài đã đọc

Chi tiết, nhân vật hoặc đoạn văn, đoạn thơ mình yêu thích nhất

Mai An Tiêm

Mai An Tiêm khắc tên lên quả dưa hấu, thả dưa hấu trôi theo dòng nước về đất liền.

Thư gửi bố ngoài đảo

Bé viết thư gửi bố là bộ đội ở ngoài đảo xa.

Bóp nát quả cam

Trần Quốc Toản vì vô cùng căm giận quân địch nên đã vô tình bóp nát quả cam vua ban trong tay mà không hề hay biết.

Chiếc rễ đa tròn

Bác Hồ giữ lại chiếc rễ đa đem trồng, nhiều năm sau thành cây tỏa bóng mát cho các cháu thiếu nhi đến thăm.

Đất nước chúng mình

Lá cờ tổ quốc nền đỏ, sao vàng năm cánh.

Trên các miền đất nước

Hình ảnh cò bay thẳng cảnh vùng Đồng Tháp Mười.

Chuyện quả bầu

Hình ảnh các dân tộc lần lượt chui ra từ quả bầu.

Khám phá đáy biển ở Trường Sa

Hình ảnh những loài cá đẹp rực rỡ và lạ mắt, đủ sắc màu.

Hồ Gươm

Cây cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm.

Cánh đồng quê em

Hình ảnh nắng ban mai hiền hòa, như dải lụa vàng.

1.2. Ôn tập tiết 3-4

Câu 3: Đọc bài thơ dưới đây và thực hiện theo yêu cầu:  

Thăm bạn ốm

Hôm nay đến lớp

Thấy vắng thỏ nâu

Các bạn hỏi nhau:

“Thỏ đi đâu thế?”

Gấu liền nói khẽ:

“Thỏ bị ốm rồi

Này các bạn ơi

Đến thăm thỏ nhé!

“Gấu tôi mua khế

Khế ngọt lại thanh.”

“Mèo tôi mua chanh

Đánh đường mát ngọt.”

Hươu mua sữa bột

Nai sữa đậu nành

Chúc bạn khoẻ nhanh.

Cùng nhau đến lớp.

(Theo Trần Thị Hương)

a. Vì sao thỏ nâu nghỉ học?

b. Các bạn bàn nhau chuyện gï?

c. Đóng vai một trong số các bạn đến thăm thỏ nâu, nói 2 - 3 câu thể hiện sự quan tâm, mong muốn của mình và các bạn đối với thỏ nâu.

d. Tưởng tượng em là bạn cùng lớp với thỏ nâu. Vì có việc bận, em không đến thăm thỏ nâu được. Hãy viết lời an ủi, động viên thỏ nâu và nhờ các bạn chuyển giúp.

Hướng dẫn trả lời:

a. Thỏ nâu nghỉ học vì bạn bị ốm.  

b. Các bạn bàn nhau mua quà đi thăm thỏ nâu. 

c. 

- Đóng vai gấu: Thỏ nâu ơi, tớ là gấu đây. Tớ nghe tin thỏ nâu bị ốm, tớ đến thăm bạn đây. Tớ mua khế cho thỏ nâu ăn đấy. Chúc bạn chóng khỏe, chúng mình lại cùng đi học nhé. 

- Đóng vai hươu: Thỏ nâu ơi, tớ là hươu đây. Tớ nghe tin thỏ nâu bị ốm, tớ đến thăm bạn đây. Tớ mua sữa bột cho thỏ nâu ăn đấy. Chúc bạn chóng khỏe, chúng mình lại cùng đi học nhé.

d. Tớ là khỉ nâu đây. Hôm nay tớ phải ở nhà trông em khỉ con cho mẹ đi hái chuối, không đi thăm thỏ nâu được. Tớ chúc bạn nhanh khỏi ốm để đến lớp học nhé.

Câu 4: Quan sát tranh, tìm từ ngữ: 

a. Chỉ sự vật (người, con vật, đồ vât, cây cối)

M: trẻ em

b. Chỉ đặc điểm

M: tươi vui

c. Chỉ hoạt động

M: chạy nhảy

Hướng dẫn trả lời:

a. Chỉ sự vật (người, con vật, đồ vât, cây cối): trẻ em, ông cụ, người mẹ, ong, bướm, chim, cây, vườn hoa, thùng rác,… 

b. Chỉ đặc điểm: tươi vui, vui vẻ, đỏ thắm, xanh rờn, đông vui, chăm chỉ,…

c. Chỉ hoạt động: chạy nhảy, chạy bộ, tập thể dục, đá bóng, đọc báo, trò chuyện, bay, … 

Câu 5: Đặt câu:

a. Câu giới thiệu sự vật

M: Đây là công viên.

b. Câu nêu đặc điểm

M: Công viên hôm nay đông vui.

c. Câu nêu hoạt động

M: Mọi người đi dạo trong công viên.

Hướng dẫn trả lời:

a. Câu giới thiệu sự vật

- Công viên là nơi vui chơi của mọi người. 

- Ghế ngồi ở công viên là ghế đá. 

b. Câu nêu đặc điểm

- Các bạn nhỏ rất vui vẻ. 

- Vườn hoa rực rỡ. 

- Thảm cỏ xanh rờn. 

c. Câu nêu hoạt động

- Ông cụ đọc báo. 

- Ba bạn nam đá bóng. 

- Hai mẹ con chạy bộ. 

1.3. Ôn tập tiết 5-6

Câu 6: Đoán xem mỗi câu đố nói về loại chim nào: 

- Mỏ cứng như dùi

Luôn gõ “cộc cộc”

Cây nào sâu đục

Có tôi! Có tôi! 

(Là chim gì?)

- Kêu lên tên thật

Lẩn quất bụi tre

Vào những ngày hè

Ngẩn ngơ đứng gọi. 

(Là chim gì?)

- Mỏ dài lông biếc

Trên cành lặng yên

Bỗng vụt như tên

Lao mình bắt cá. 

(Là chim gì?)

Hướng dẫn trả lời:

- Chim gõ kiến 

- Chim cuốc 

- Chim bói cá 

Câu 7: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của một loài vật mà em yêu thích.

Hướng dẫn trả lời:

Chó thông minh. 

Câu 8: Hỏi đáp về đặc điểm của một số loài vật:

M: - Gấu có thân hình như thế nào?

     - Thân hình gấu to lớn.

     - Gấu đi như thế nào?

     - Gấu đi lặc lè.

Hướng dẫn trả lời:

- Vì sao gấu hay đi kiếm mật ong? 

- Vì gấu rất thích ăn mật ong. 

Câu 9: Chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy thay cho ô vuông: 

Vào ngày hội, đồng bào các buôn xa∎ bản gần nườm nượp kéo về buôn Đôn∎ Tất cả đều đổ về trường đua voi.

Khi lệnh xuất phát vang lên, voi cuốn vòi chạy trong tiếng reo hò của người xem cùng tiếng chiêng∎ tiếng trống∎ tiếng khèn vang dậy.

Hướng dẫn trả lời:

Vào ngày hội, đồng bào các buôn xa, bản gần nườm nượp kéo về buôn Đôn. Tất cả đều đổ về trường đua voi. 

Khi lệnh xuất phát vang lên, voi con cuốn vòi chạy trong tiếng reo hò của người xem cùng tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng khèn vang dậy. 

1.4. Ôn tập tiết 7-8

Câu 10: Nghe viết: Tiếng gà mở cửa 

Hướng dẫn trả lời:

Tiếng gà mở cửa

(Trích) 

Em bừng tỉnh dậy 

Lắng nghe 

Tiếng gà vang bốn phía 

Tiếng gà gõ cửa 

Tiếng gà thổi bừng bếp lửa. 

Mở cửa! Mở cửa! 

Tiếng gà lảnh lói 

Nhuộm đỏ vầng đông 

Tiếng gà rung khóm hồng 

Tiếng gà chín tươi chùm ớt 

Giợt sương mai nhảy nhót 

Ngọn tre lên vút 

Trời xanh trong. 

(Định Hải) 

Chú ý: 

- Quan sát các dấu câu trong đoạn thơ. 

- Viết hoa chữ cái đầu tên bài, viết hoa chữ đầu dòng. 

- Viết nháp những tiếng khó hoặc tiếng dễ viết sai như: thổi bừng bếp lửa, lảnh lói,…  

Câu 11: Chọn a hoặc b: 

a. Chọn l hoặc n thay cho ô vuông. 

Mùa thu sang

Cứ mỗi độ thu sang
Hoa cúc ∎ại ∎ở vàng
Ngoài vườn hương thơm ngát
Ong bướm bay rộn ràng.

Em cắp sách tới trường
∎ắng tươi trải trên đường
Trời cao xanh gió mát
Đẹp thay ∎úc thu sang.

(Theo Trần Lê Văn)

b. Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm. 

Gà mẹ hoi gà con:
- Đa ngủ chưa thế ha?
Ca đàn gà nhao nhao:
- Ngủ ca rồi đấy ạ!

(Theo Phạm Hổ)

Hướng dẫn trả lời:

a. 

Cứ mỗi độ thu sang

Hoa cúc lại nở vàng

Ngoài vườn hương thơm ngát

Ong bướm bay rộn ràng

Em cắp sách tới trường

Nắng tươi trải trên đường 

Trời cao xanh gió mát

Đẹp thay lúc thu sang.

b. Gà mẹ hỏi gà con: 

- Đã ngủ chưa thế hả? 

Cả đàn gà nhao nhao: 

- Ngủ cả rồi đấy ạ!

Câu 12: 

a. Nói cảm xúc, suy nghĩ của em về trường lớp; về thầy cô khi sắp kết thúc năm học.

b. Viết 4-5 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi sắp kết thúc năm học.

Hướng dẫn trả lời:

a. Khi sắp kết thúc năm học, em có cảm xúc bâng khuâng, bồi hồi, nhớ về kỉ niệm cùng thầy cô và các bạn. Em không muốn tạm xa trường lớp. 

b. Cảm xúc khi sắp kết thúc năm học  vô cùng hỗn độn. Em suy nghĩ rất nhiều về thầy cô, bạn bè.  Em vẫn còn nhớ những khoảnh khắc thầy cầm tay mình đưa từng nét chữ, ân cần chỉ bảo từng phép tính. Những ngày em ốm không đi học được, thầy qua tận nhà hỏi thăm, giảng bài cho em. Em mong lại sớm đến ngày khai trường để em được gặp lại thầy cô và các bạn.

1.5. Đánh giá cuối kì

A. Đọc 

Câu 1: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi. 

Cây bàng

Cứ vào mùa đông
Gió về rét buốt
Cây bàng trụi trơ
Lá cành rụng hết
Chắc là nó rét!
Khi vào mùa nắng
Tán lá xoè ra
Như cái ô to
Đang làm bóng mát
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong
Em ngồi vào trong
Mát ơi là mát!
A! Bàng tốt lắm
Bàng che cho em
Nhưng ai che bàng
Cho bàng khỏi nắng?

Xuân Quỳnh

a. Mùa đông, cây bàng như thế nào?

b. Mùa nào, cây bàng tỏa bóng mát?

Hướng dẫn trả lời:

a. Mùa đông, cây bàng: trơ trụi, cành lá rụng hết.

b. Mùa hè, cây bàng tỏa bóng mát.

Câu 2: Đọc hiểu 

Cánh chim báo mùa xuân

Bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông sống trên bốn ngọn núi. Năm ấy không hiểu vì sao, mùa đông kéo dài lê thê. Muôn loài khổ sở vì rét, bèn cử chim công có sắc đẹp lộng lẫy nhất đi đón nàng tiên mùa xuân. Nhưng đường xa, gió lạnh, công bị ốm, phải quay về.

Sư tử liền đi thay công. Cậy khoẻ, sư tử đi không nghỉ, nhưng rồi đuối sức dần, không đi tiếp được.

Chim én nói:

- Mẹ cháu ho ngày càng nặng. Không có nắng ấm mùa xuân, mẹ cháu khó qua khỏi. Cháu xin đi!

Muông thú đồng ý. Chim én mẹ nhổ lông cánh tết thành chiếc áo choàng cho con. Én con bay mãi, bay mãi, cuối cùng cũng đến chỗ ở của nàng tiên mùa xuân. Én con thấy một chú chim co ro bên đường liền cởi áo choàng đắp cho bạn. Chú chim bỗng biến mất, nàng tiên mùa xuân hiện ra:

- Con thật hiếu thảo, nhân hậu và dũng cảm! Ta chọn con làm sứ giả của mùa xuân.

Én con trở về cùng nàng tiên mùa xuân. Từ đó, mỗi khi thấy chim én bay liệng, muôn loài biết rằng mùa xuân sắp về.

(Theo Kể chuyện cho bé)

Từ ngữ:

- Sứ giả của mùa xuân: người được coi là đại diện cho mùa xuân.

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:

a. Lúc đầu, muông thú chọn con vật như thế nào để đi đón nàng tiên mùa xuân:

- Có sắc đẹp

- Có sức khỏe

- Có lòng dũng cảm

b. Con vật nào được cử đi đầu tiên

- Chim công

- Chim én

- Sư tử

c. Vì sao chim én đi đón nàng tiên mùa xuân?

- Vì chim én biết mình bay nhanh

- Vì chim én khỏe hơn công và sư tử

- Vì chim én muốn đem nắng ấm về cho mẹ.

d. Nhờ đâu chim én đến được nơi ở của nàng tiên mùa xuân, không bỏ về giữa chừng.

e. Khi nào nàng tiên mùa xuân mới hiện ra trước mắt chim én?

g. Vì sao chim én được chọn làm sứ giả của mùa xuân?

h. Dấu câu nào thích hợp với các ô vuông dưới đây?

Muông thủ đói▨ rét▨ ốm đau vì mùa đông kéo dài.

Hướng dẫn trả lời:

a. Lúc đầu, muông thú chọn con vật để đi đón nàng tiên mùa xuân: Có sắc đẹp

b. Con vật nào được cử đi đầu tiên: Chim công

c. Chim én đi đón nàng tiên mùa xuân: Vì chim én muốn đem nắng ấm về cho mẹ.

d. Chim én đến được nơi ở của nàng tiên mùa xuân, không bỏ về giữa chừng vì: chim én được mẹ tết cho chiếc áo choàng tránh rét.

e. Nàng tiên mùa xuân mới hiện ra trước mắt chim én khi chim én cởi áo choàng đắp cho một chú chim co ro bên đường.

g. Chim én được chọn làm sứ giả của mùa xuân vì chim én là đứa con hiếu thảo, nhân hậu và dũng cảm.

h. Dấu câu thích hợp với các ô vuông: Muông thú đói, rét, ốm đau vì mùa đông kéo dài.  

B. Viết

Câu 1: Nghe viết: Cây bàng (3 khổ thơ đầu) 

Hướng dẫn trả lời:

Cây bàng

Cứ vào mùa đông 

Gió về rét buốt 

Cây bàng trụi trơ 

Lá cành rụng hết 

Chắc là nó rét! 

 

Khi vào mùa nắng 

Tán lá xòe ra 

Như cái ô to 

Đang làm bóng mát 

 

Bóng bàng tròn lắm 

Tròn như cái nong 

Em ngồi vào trong 

Mát ơi là mát! 

Câu 2: Chọn a hoặc b 

a. Chọn s hoặc x thay cho ô vuông:

Hàng chuối lên ▨anh mướt
Phi lao reo trập trùng
Vài ngôi nhà ngói đỏ
In bóng ▨uống dòng ▨ông.

(Theo Trần Đăng Khoa)

b. Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm:

Một bác chài lặng le
Buông câu trong bóng chiều
Bông nhiên con cá nho
Nhay lên thuyền như trêu.

(Theo Trần Đăng Khoa)

Hướng dẫn trả lời:

a. 

Hàng chuối lên xanh mướt

Phi lao reo trập trùng

Vài ngôi nhà ngói đỏ

In bóng xuống dòng sông.

b. 

Một bác chài lặng lẽ

Buông câu trong bóng chiều 

Bỗng nhiên con cá nhỏ 

Nhảy lên thuyền như trêu. 

Câu 3: Viết 4-5 câu kể lại một hoạt động ở trường hoặc lớp em (ví dụ: biểu diễn văn nghệ, đi tham quan, đồng diễn thể dục,...). 

Hướng dẫn trả lời:

Hôm qua, nhân dịp cuối tuần, em được bố mẹ dẫn đi xem ca nhạc ở trường em. Ngay khi mọi người ổn định chỗ ngồi thì chương trình liền bắt đầu diễn ra. Các tiết mục vô cùng đa dạng và phong phú. Có những bài hát nhẹ nhàng, lại có những ca khúc sôi động, rộn ràng. Khi kết thúc chương trình, lòng em cứ tiếc nuối mãi. Về nhà, em quyết tâm sẽ cố gắng học tập thật tốt để lại được bố mẹ dẫn đi xem ca nhạc một lần nữa.

Luyện tập

Qua bài học này sẽ giúp các em học sinh ôn luyện lại các nội dung đã được học trong chương trình Tiếng Việt 2 học kì 2 Kết nối tri thức để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung