Bài 29: Hồ Gươm
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hoạt động khởi động
Em biết những gì về Thủ đô Hà Nội.
Hướng dẫn trả lời:
- Hà Nội có lăng Bác Hồ.
- Hà Nội là thành phố rất lớn và đẹp, có nhiều nhà cao tầng.
- Hà Nội có Hồ Gươm, có cầu Thê Húc,…
- Hà Nội có nhiều món ăn ngon.
1.2. Đọc
Hồ Gươm
Nhà tôi ở Hà Nội, cách Hồ Gươm không xa. Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.
Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.
Có buổi, người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nưóc. Rùa như lắng nghe tiếng chuông đồng hồ trên tầng cao như bưu điện, buông từng tiếng ngân nga trong gió. Tôi thầm nghĩ: không biết có phải rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc đó không?
(Theo Ngô Quân Miện)
Từ ngữ:
- Hồ Gươm: còn gọi là hồ Hoàn Kiếm, ở Thủ đô Hà Nội.
- Cổ kính: Cổ và trang nghiêm.
Câu 1: Bài văn tả những cảnh đẹp nào ở Hồ Gươm?
Hướng dẫn trả lời:
Bài văn tả Hồ Gươm, đến Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Tháp Rùa.
Câu 2: Cầu Thê Húc được miêu tả như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Cầu Thê Húc có màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.
Câu 3: Nói 1-2 câu giới thiệu về Tháp Rùa.
Hướng dẫn trả lời:
Tháp Rùa ở Hồ Gươm. Tháp được xây trên gò đất giữa hồ, có tường rêu cổ kính.
Câu 4: Khi thấy rùa hiện trên mặt hồ, tác giả nghĩ đến điều gì?
Hướng dẫn trả lời:
Khi thấy rùa hiện trên mặt hồ, tác giả nghĩ rằng không biết đây có phải là con rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc không?
* Luyện tập theo văn bản đọc:
Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Hướng dẫn trả lời:
- Từ ngữ chỉ sự vật: trái bưởi, rùa, thanh kiếm.
- Từ ngữ chỉ đặc điểm: cong cong, lớn, xum xuê.
Câu 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu.
Hướng dẫn trả lời:
1.3.Viết
- Luyện viết chữ hoa Q, V
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh ôn tập lại cách viết 2 chữ hoa Q và V đã được học ở bài “Bóp nát quả cam” và bài “Đất nước chúng mình”.
- Luyện viết ứng dụng: Quê em có dòng sông uốn quanh.
Hướng dẫn trả lời:
Viết chữ hoa Q đầu câu, chú ý cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu chấm cuối câu.
1.4. Nói và nghe
Câu 1: Cùng bạn trao đổi những điều thú vị ở quê hương em hoặc nơi em sinh sống.
G: - Quê hương em hoặc nơi em sống có điều gì thú vị? (ví dụ: cảnh vật, hoạt động, những sản phẩm đặc biệt,...)
- Em có tình cảm như thế nào với nơi đó?
Hướng dẫn trả lời:
- Quê hương em ở nông thôn. Quê em có rất nhiều tre xanh, có sông rộng, có nhãn lồng nổi tiếng quả to và ngọt.
- Quê em ở thành phố, có nhiều chung cư cao tầng, có công nhiều công viên rộng lớn,…
- Em rất yêu quê hương em.
Câu 2: Nói những điều em biết thêm về quê hương đất nước qua trao đổi với bạn ở bài tập 1.
Hướng dẫn trả lời:
Em biết thêm về quê nội của bạn Sơn. Quê bạn ấy gần sông Hồng, có nghề làm đậu phụ. Đậu phụ quê bạn ấy ăn rất ngon. Em thích quê của bạn ấy và muốn được một lần về quê bạn chơi.
Bài tập minh họa
Kể cho người thân những điều em thấy thú vị về quê hương, đất nước.
Hướng dẫn trả lời:
- Quê hương em là tỉnh Thái Bình với cái tên “quê chị hai năm tấn” quen thuộc. Khi đến Thái Bình chúng ta sẽ thấy đặc sản nơi đây chính là những cánh đồng lúa trải dài thẳng cánh cò bay, miên man, xanh ngắt. Vào những ngày mùa, người nông dân tất bật trên những cánh đồng con trâu đi trước, cái cày theo sau. Mùa lúa chín cả vùng thơm ngát và nhuộm vàng hết cả bầu trời. Với phong cảnh tuy đơn sơ, giản dị nhưng em luôn nhớ về quê hương Thái Bình yêu dấu.
Luyện tập
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.
+ Hiểu nội dung bài tập đọc Hồ Gươm